Hôm nay chúng ta sẽ bàn về SEO. Bởi vì trong thời đại ngày nay, dù bạn là doanh nghiệp hay cá nhân, bạn làm công việc kinh doanh, văn phòng hay là influencer đi chăng nữa, SEO đã trở thành một khái niệm vô cùng quen thuộc mà ít nhiều bạn phải biết tới trong quá trình vận hành công việc của mình, nhất là trong ngành marketing.
Vậy SEO chính xác là gì? Tại sao có rất nhiều lời khuyên rằng bạn phải làm SEO cho website thì mới tăng khả năng cạnh tranh và tỉ lệ chuyển đổi trên thị trường marketing khốc liệt? Bài viết hôm nay của chúng tôi chính là dành cho bạn! Hãy cùng DGM Asia giải đáp thắc mắc về SEO Web là gì và vì sao doanh nghiệp cần làm SEO.
Menu
SEO Web là gì?
SEO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO Web chính là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa website, giúp cho website đó trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm nhằm cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm – SERPs (phổ biến nhất là Google, tiếp đến là Bing, Yahoo,…).
Nói một cách dễ hiểu nhất, mục đích trọng yếu cuối cùng của việc làm SEO chính là đẩy website của mình lên thứ hạng càng cao càng tốt trên thanh công cụ tìm kiếm. Nó cũng giống như việc khi trưng bày một quầy hoa quả, chúng ta sẽ muốn hoa quả đến từ đơn vị cung cấp của mình được nằm ở vị trí nổi bật, ấn tượng và dễ lấy nhất có thể.
Khi triển khai SEO, có 2 yếu tố quan trọng quyết định thành công của của quá trình đó là SEO Onpage và SEO Offpage.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên trang web, các trang con và sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần khi đăng các bài viết mới. Mục đích của SEO Onpage là cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Cần tối ưu Onpage SEO với bộ máy tìm kiếm, mục đích là để “Googlebot” hiểu và thu thập nhanh chóng các thông tin trên website. Bài viết chuẩn SEO thôi là chưa đủ để đưa thứ hạng trang web của bạn lên cao, bạn cần thực hiện các kỹ thuật để bài viết chuẩn SEO Onpage đồng thời kết hợp thêm một số kỹ thuật Offpage.
Tối ưu SEO Onpage cũng giúp website trở nên thân thiện với người dùng để thông qua các hoạt động đánh giá, bạn dễ dàng kiểm soát được nội dung và tối ưu bài viết hơn. Bởi vì khi làm SEO, bên cạnh tạo ra chuyển đổi, việc thu hút người dùng truy cập vào website của chúng ta là yếu tố vô cùng quan trọng.
SEO Onpage bao gồm những việc gì?
- Tối ưu URL trong SEO Onpage
- Tối ưu thẻ Title
- Tối ưu thẻ Heading
- Tối ưu thẻ Alt
- Tối ưu thẻ Bold
- Tối ưu Internal link
- Tối ưu nội dung
Bên cạnh đó, còn một số yếu tố tiêu chuẩn tối ưu Onpage nâng cao được cập nhật gần đây mà các SEO-ers cần lưu ý:
- Tối ưu meta description
- Tối ưu readability
- Tối ưu mức chuyên sâu của content
- Feature snippet
- Internal link và Outbound link
- Cải thiện tốc độ tải trang
- Đảm bảo tính Mobile-friendly
- 301 Redirect
- Tuổi đời trang web
- Chia sẻ social
- 404 và https
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa những yếu tố ở bên ngoài website, bao gồm những việc như xây dựng liên kết (Link Building), Marketing trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking,… hướng tới mục đích là đưa website lên top tìm kiếm của Google cũng như kéo về cho website lượng truy cập lớn.
Với SEO Onpage bạn có toàn quyền kiểm soát hành động của mình trên website còn SEO Offpage thì đối lập lại. Nó liên quan đến những liên kết trả về (backlink), tương tác xã hội, các bài đánh giá của người dùng và những yếu tố dựa trên hành vi của người khác.
SEO Offpage bao gồm những việc gì?
Đây là những công việc bạn cần tiến hành và các yếu tố bạn cần xây dựng khi muốn SEO Offpage đạt hiệu quả tối ưu:
- Xây dựng liên kết (backlink) chất lượng
- Social profile/ Social bookmark và Citation
- Tự động hóa backlink trong SEO Offpage – IFTTT (If This Then That)
- Backlink Blog comment và Forum
- Private Blog Network – PBN
- Marketing trên mạng xã hội – Social Media Marketing
- Social bookmarking
SEO Offpage được coi là kỹ thuật tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bạn cần biết rằng trong quá trình xây dựng và tìm kiếm backlink để tạo ra phiếu bầu uy tín cho website, chỉ cần không thực hiện đúng với quy định của Google, website của bạn có thể bị cảnh cáo và phạt vì mưu đồ liên kết và vi phạm nguyên tắc quản trị trang web.
Quy trình cơ bản của SEO
Trước khi đi vào chi tiết lý giải nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp cần làm SEO bất kể nó có tốn nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí đến thế nào, chúng ta có thể tìm hiểu qua một quy trình cơ bản của người bắt đầu làm SEO. SEO thực chất đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao, đối với những người mới thử tìm hiểu sẽ thấy vô cùng phức tạp và dễ bỏ cuộc. Vì vậy hãy khởi động bằng những gạch đầu dòng cơ bản để bạn có cái nhìn tổng quan khái quát và hiểu về tầm quan trọng của SEO đối với doanh nghiệp lẫn cá nhân.
Quy trình cơ bản của SEO sẽ bao gồm các bước như sau:
- Nghiên cứu keywords (từ khóa): Đây là bước khởi đầu để bạn tìm hiểu khách hàng của mình tìm kiếm và mong muốn những gì.
- Xây dựng content: Sau khi đã lập danh sách keywords, bạn tiến hành triển khai content expert.
- Onpage: Như đã giới thiệu ở phần trước, bước này bạn tiến hành tối ưu từ khóa, thẻ title, heading, meta description,… cho những nội dung mà bạn đã phát triển ở bước trên.
- Offpage: Xây dựng hệ thống backlink để tạo độ tin cậy cao và thúc đẩy các URL chủ lực SEO
- Theo sát kết quả: Bạn cần theo dõi, nghiên cứu kết quả thu được để có thể đưa ra phương hướng, mục tiêu tiếp theo
- Tối ưu hóa nâng cao: Sau khi đã hoàn thành các bước cơ bản, bạn cần tiến hành phân tích sâu hơn, thực hiện các bước tối ưu nâng cao
- Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi – CRO: Cần không ngừng tối ưu CRO thì quá trình SEO mới được coi là thành công bởi vì mục đích cuối cùng của SEO chính là doanh thu và thương hiệu.
9 xu hướng SEO 2022
Cập nhật nhanh cùng DGM Asia 9 xu hướng SEO năm 2022 theo Google nhé:
- Content chuẩn SEO vẫn là yếu tố hàng đầu: Content chuẩn SEO, độc nhất và cần đáp ứng độ dài chuẩn hay thậm chí lên tới 5000 từ sẽ càng tăng khả năng lọt top tìm kiếm.
- Tìm kiếm bằng giọng nói: Người dùng sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng nhiều nên từ khóa và nội dung SEO của bạn phải cần cụ thể, chi tiết và dài hơn.
- Xây dựng video: Người dùng ngày càng có xu hướng thích xem các video nên làm SEO chuẩn ngày nay cần hướng tới nội dung này. Tiêu chí đánh giá SEO của video năm 2022: Thời gian người dùng xem video của bạn, độ dài của video (những video có thời lượng dài thường sẽ được đánh giá cao hơn), cụm từ khóa xuất hiện trong tiêu đề.
- Trích đoạn nổi bật: Đoạn trích nổi bật chính là yếu tố hướng tới tối ưu trải nghiệm người dùng. Nếu content của bạn có đoạn trích nổi bật thì có thể được Google lựa chọn đưa lên vị trí số 0 trong kết quả tìm kiếm. Nghĩa mà dù thứ hạng bài viết của bạn không nằm ở top đầu nhưng một phần nội dung lại nằm ở trên cả top 1.
- Thời gian người dùng ở lại website: Thời gian người dùng ở lại website càng lâu, tỉ lệ click trên trang càng nhiều thì cơ hội trang web của bạn lên top tìm kiếm sẽ càng cao.
- Tốc độ tải trang: Tỉ lệ người dùng thoát khỏi trang sau mỗi giây là 7%. Vì vậy thiết kế một website chuẩn SEO với tốc độ tải nhanh chính là một điều hết sức cần thiết.
- Thân thiện với điện thoại di động: Vì điện thoại di động là vật bất ly thân của phần lớn người dùng, nên doanh nghiệp cần điều chỉnh các hoạt động SEO nhắm đến smart-phone. Theo dự tính, đến năm 2025 sẽ có đến 73% người dùng chỉ truy cập internet qua di động.
- AI hay trí tuệ nhân tạo: Chưa có nhiều thông tin chính thức nhưng thuật toán AI được dự đoán sẽ sớm trở thành xu hướng hàng đầu trong đánh giá chuẩn SEO.
- SEO local: Người dùng thường sẽ muốn tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ càng gần nơi họ ở càng tốt, vì thế SEO local là xu hướng chưa hề có dấu hiệu lỗi thời.
Vì sao doanh nghiệp cần làm SEO?
Chúng ta đã tìm hiểu định nghĩa, mục đích và các bước cơ bản để tiến hành làm SEO, vậy cụ thể bạn đã hiểu được lý do tại sao doanh nghiệp cần làm SEO chưa? DGM Asia biết rằng những khái niệm tổng quát trên có thể vẫn chưa đủ thuyết phục bạn bởi vì đó vẫn nằm trên lý thuyết. Vì vậy ngay sau đây là những con số thống kê ấn tượng về SEO và sức ảnh hưởng của SEO đối với doanh nghiệp mà bạn không thể bỏ qua:
Số liệu thống kê về sức ảnh hưởng của SEO đến doanh nghiệp
Dưới đây là những con số DGM Asia tổng hợp được từ trang Backlinko về sức ảnh hưởng của SEO lên thương hiệu của như doanh thu của doanh nghiệp:
Các công cụ tìm kiếm chính (Google, YouTube, Bing, Yahoo) chiếm 70,6% tổng lưu lượng truy cập website. Trong đó Google hiện chiếm tới 86,86% tổng quan thị trường công cụ tìm kiếm.
Việc tìm kiếm có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website nhiều gấp 300% so với các phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Worldometers, Google nhận được hơn 7 tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Ước tính có khoảng 1,7 tỉ người sử dụng Google để tra cứu, tìm kiếm hàng ngày. Hãy tưởng tượng việc website của bạn đứng trong top đầu trên công cụ tìm kiếm và được “nhìn thấy” bởi lượng người dùng khổng lồ này.
Kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google đang đem đến 59,2% tổng lưu lượng truy cập các website trên toàn thế giới.
Google sử dụng hơn 200 yếu tố trong thuật toán của họ để đánh giá xếp hạng các trang web. Và kết quả số 1 của Google nhận được tới 32% tổng số lượt click. Trong đó 75% người tìm kiếm thậm chí không lướt qua trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm
Có tới 53% người tiêu dùng sẽ nghiên cứu sản phẩm bằng công cụ tìm kiếm trước khi quyết định mua hay không. 49% Digital Marketer báo cáo lại rằng kết quả từ SEO có chỉ số ROI cao nhất so với bất kỳ kênh tiếp thị nào khác.
Gần 60% các trang xếp hạng trong 10 kết quả hàng đầu của Google có tuổi đời từ 3 năm trở lên. Đây là lý do các doanh nghiệp cần kiên trì và bền bỉ trong quá trình xây dựng trang web cũng như SEO web.
Tiếp theo những số liệu thống kê về SEO local dưới đây sẽ càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của chiến lược SEO đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực mà họ kinh doanh:
- Google cho hay, số người tiến tới mua hàng tại địa phương sau khi tìm kiếm là 78%, bao gồm mua hàng online và trực tuyến tại cửa hàng từ các doanh nghiệp địa phương. Trên phạm vi toàn cầu, 56% người dùng sẽ mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến tại địa phương.
- 46% tất cả các tìm kiếm trên Google dành cho doanh nghiệp địa phương hoặc dịch vụ địa phương (chia sẻ từ trang Search Engine Roundtable).
- Sau khi tìm kiếm thứ gì đó ở gần khu vực của mình trên smart-phone, 76% người quyết định ghé thăm doanh nghiệp trong vòng 1 ngày.
SEO mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Trên đây là những con số báo cáo, thống kê phải gọi là khổng lồ chứng minh sức ảnh hưởng của Google và SEO lên doanh nghiệp. Từ những con số đã được Backlinko tổng hợp, chúng ta có thể rút ra những mặt lợi ích không thể phủ nhận mà SEO đem lại cho doanh nghiệp.
Tạo dựng kênh thu hút khách hàng uy tín và liên tục tăng trưởng
Tối ưu SEO cho website sẽ cho doanh nghiệp của bạn cơ hội lọt vào TOP tìm kiếm của Google, việc này có nghĩa là bạn có thể thu hút hàng ngàn traffic đến website của mình. Và một khi đã đạt được điều đó, bạn có thể duy trì kết quả này trong khoảng thời gian dài vì website đã được tối ưu hóa cho SEO, được Google nhận dạng tốt và việc của bạn chỉ cần duy trì chúng.
Tăng tỉ lệ ROI
ROI (Return On Investment) là tỉ lệ lợi nhuận thu được so với vốn đầu tư, ROI tăng cao chứng minh được hoạt động doanh nghiệp của bạn đã có hiệu quả.
Khi làm SEO, bạn có thể:
- Ước tính nguồn lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ lượng traffic đổ về web
- Nâng cao tỉ lệ chuyển đổi của từ khóa mang lại nhằm cải thiện doanh thu
- Phân tích và đánh giá được tình trạng website doanh nghiệp, xử lý các vấn đề cụ thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
Website trở thành khoản đầu tư dài hạn
Nếu chỉ đầu tư vào quảng cáo thì một khi ngừng đầu tư, quảng cáo của bạn cũng tắt và không còn giá trị mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, SEO sẽ mang tới kết quả dài hạn sau khi được đầu tư thời gian tối ưu hiệu quả. Khi đó website của doanh nghiệp vẫn nằm trong top, thu hút traffic hoàn toàn miễn phí mà vẫn liên tục đem về khách hàng dù không cần triển khai, đầu tư thêm gì nhiều.
Điều hướng khách hàng theo mong muốn
Website là owned media nên nó sẽ sở hữu những lợi ích mà chỉ owned media mới có được. Ví dụ như khi có một campaign mới, website của bạn có thể dễ dàng điều hướng người dùng trên trang theo cách mình muốn như sử dụng internal links, banner webs,… Những cách này đặc biệt chẳng hề tiêu tốn chi phí nào của bạn.
Phát triển thương hiệu bền vững
Hầu hết người dùng tra cứu trên các công cụ tìm kiếm sẽ không bao giờ dừng lại ở việc tìm kiếm một từ khóa hay chỉ click vào một website trên kết quả tìm kiếm. Trên thực tế họ có xu hướng tìm thêm những từ khóa có liên quan, lặp đi lặp lại cho đến khi có được thông tin đầy đủ nhất.
Điều này cực kỳ liên quan đến việc làm SEO. Website bạn có nhiều khả năng xuất hiện liên tục trong mắt người tìm kiếm tại vị trí top đầu trên Google, kéo theo việc người dùng sẽ nhìn nhận doanh nghiệp bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn.
Thứ hạng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp này càng gây dựng được độ tin cậy trong mắt khách hàng. Có thể coi thứ hạng SEO trên công cụ tìm kiếm chính là phiếu bầu cực kỳ uy tín trong cuộc vận động niềm tin.
Mặt hạn chế của SEO
Mất nhiều thời gian đầu tư
Để bài viết trên website của doanh nghiệp lên được top đầu bảng tìm kiếm sẽ mất rất nhiều thời gian. Có thể là vài tháng hoặc thậm chí là hàng năm. Vì thế, khi bắt tay vào làm SEO, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sự kiên nhẫn và sẵn sàng cho những tình huống lâu dài. SEO quả thực không phải phương pháp phù hợp với những doanh nghiệp cần quảng cáo nhanh hay hình thức mì ăn liền.
Liên tục xuất hiện đối thủ cạnh tranh mạnh
Với tiềm năng lớn mà SEO mang lại cho các doanh nghiệp, việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh là điều khó tránh vì bạn không phải doanh nghiệp duy nhất muốn triển khai SEO.
Đặc biệt khi chiến dịch SEO Marketing của bạn đạt kết quả cao, các đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi chiến dịch Marketing của họ hoặc sao chép để cạnh tranh trực tiếp với bạn.
Nếu chỉ thuần SEO thì website không phải là kênh tạo ra chuyển đổi
Nếu bạn trông đợi hoàn toàn vào SEO thì rất dễ phạm sai lầm, việc tạo ra chuyển đổi thực chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bổ trợ khác:
- UX & UI website như thế nào?
- Chất lượng của Content website ra sao?
- Kế hoạch chạy remarketing của doanh nghiệp đã có chưa?
- Đã xây dựng hệ thống CRM để phát triển khách tiềm năng chuyển đổi sang khách thật sự chưa?
Thuật toán Google biến đổi liên tục
Thuật toán Google sẽ quyết định thứ hạng từ khóa tìm kiếm của bạn. Thuật toán của Google thì ngày càng thông minh và thay đổi liên tục. Vì vậy người làm SEO phải tư duy đổi mới chiến lược liên tục để không bị tụt lại trong suốt quá trình. Đôi khi chỉ cần Google cập nhật thuật toán, thứ hạng từ khóa của bạn có thể đã biến mất khỏi kết quả tìm kiếm.
Vậy tóm lại, vì sao doanh nghiệp cần làm SEO?
Câu trả lời là: bạn có thể kiếm được hàng nghìn lượt khách truy cập vào trang web mỗi tháng nhờ có SEO. Và một khi trang web làm tốt trong việc chuyển đổi lưu lượng truy cập thành khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ có thêm hàng trăm khách hàng tiềm năng mỗi tháng. Điều này quá rõ ràng sẽ dẫn đến doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Tóm lại, doanh nghiệp của bạn không đầu tư làm SEO, không xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm cũng không vấn đề gì, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất tiềm năng doanh thu mỗi ngày, và đó có thể là một con số khổng lồ đấy!
Những câu hỏi thường gặp về SEO Web
SEO hoạt động như thế nào?
Hơn 200 các yếu tố xếp hạng của Google sẽ cho phép các thuật toán của công cụ tìm kiếm xếp hạng các trang web dựa trên mức độ liên quan và thẩm quyền của các trang của họ. Bạn phải tìm hiểu nguyên tắc hoạt động cơ bản của công cụ tìm kiếm, đảm bảo rằng nội dung của bạn là kết quả phù hợp nhất dành cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể, đồng thời trang web của bạn cần được coi là một nguồn đáng tin cậy thì mới thực hiện SEO hiệu quả được.
Làm thế nào để tìm các từ khóa mà nhiều người tìm kiếm?
Ở bước này bạn có thể sử dụng Công cụ Keyword Planner của Google. Nhập một cụm từ bạn nghĩ mọi người có thể dùng để tra cứu doanh nghiệp của bạn. Sau đó bạn sẽ được đề xuất một loạt từ khóa có liên quan, bao gồm cả lượng tìm kiếm hàng tháng của chúng.
Từ đó sử dụng những thông tin chi tiết này để đề ra chiến lược SEO cho doanh nghiệp của mình khi đã hiểu những gì mọi người đang tìm kiếm.
Cần thời gian bao lâu để được xếp hạng trên Google?
Khoảng từ sáu tháng đến một năm, tùy thuộc vào nguồn lực bạn phân bổ cho chiến lược SEO của mình, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ những từ khóa liên quan đến SEO local có thể chỉ mất vài tháng để xếp hạng (ví dụ như “thực phẩm hữu cơ tại Hà Nội”), trong khi có thể tốn nhiều năm để xếp hạng một trang web mới (giả sử như “nội thất văn phòng).
Cùng với những chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây của DGM Asia, chúng tôi hy vọng rằng bạn và doanh nghiệp của mình đã có cái nhìn sáng tỏ về định nghĩa SEO Web là gì, cũng như lý do vì sao doanh nghiệp cần làm SEO để phát triển mạnh mẽ và lâu dài. Chúc doanh nghiệp của bạn thành công. Mọi nhu cầu hỗ trợ có thể liên hệ với công ty DGM Asia chúng tôi ngay hôm nay!