Bản quyền content trong lĩnh vực Marketing Online

Một ngày đẹp trời tôi nhận được 1 lời trách móc vu vơ của 1 cậu em, cậu ấy liên hệ và nói: “Chị em mất 15.000.000 VND cho 1 bài viết đăng Facebook mà nội dung bài viết, và tên thương hiệu lẫn link website ở trong bài viết là của đối thủ, 15 triệu cho 1 bài học quá đắt”.

Xin phép được chia sẻ câu chuyện của em để hướng dẫn bạn đọc lần sau không vướng phải tình cảnh éo le như trên.

Năm 2018 và 2019 vì bận cho gói dịch vụ Digital Marketing tổng thể nên tôi không nhận làm gói lẻ, và vẫn cam kết sẽ hỗ trợ và tư vấn em khi em cần, bẵng 1 thời gian em không liên hệ, và một ngày đẹp trời em quăng cho tôi 1 file word trong đó là 1 bài viết để đăng Fanpage của em, nhưng em bất ngờ khi cả bài viết không có 1 từ nào nhắc đến tên thương hiệu sản phẩm của em và toàn bộ là của 1 đơn vị đối thủ, thậm chí website cũng là của đối thủ, khi hỏi ra thì câu chuyện được em tường thuật lại như sau:

Sau khi tìm hiểu và được giới thiệu, em với bạn này thống nhất trước mắt bạn ấy sẽ chăm sóc Fanpage của em, quản trị Fanpage với số lượng 3 bài/tuần + thiết kế hình ảnh, kèm theo việc chạy quảng cáo. Vì tin tưởng nên sau khi trao đổi 2 bên không ký hợp đồng và tin thưởng nhau là chính. Sau khi đã thống nhất hình thức và chốt giá tiền cho toàn bộ công việc trên sẽ là 15 triệu/tháng, thì mấy hôm sau bạn đối tác liên hệ yêu cầu thanh toán trước 15 triệu với lý do: cần tiền để thanh toán cho nhân sự viết bài, nhân sự thiết kế hình ảnh, nhân sự chạy quảng cáo, phải thanh toán tiền thì công việc mới tiến hành được.

Những gì đối tác nói đều có lý và vì là muốn đầu xuôi đuôi lọt nên anh bạn của tôi đã chuyển khoản 15 triệu này cho tháng làm việc đầu tiên. Sau khi chuyển tiền xong thì 1 tuần không thấy bên đối tác gửi lại bài, bạn này liên hệ thì nhận được thông tin là đang viết và đang làm hình, xong sẽ gửi lại để cậu ấy duyệt.

Tuần thứ 2: vẫn không thấy gửi lại bài, và câu chuyện liên hệ thì lại tiếp tục nhận được giải thích abc….

Sang tuần thứ 3: khi không chịu được thì cậu em gây khó dễ để ép bên đối tác gửi bài vì hết gần 3 tuần rồi mà vẫn chưa nhận được 1 bài.

Cuối cùng đến tuần thứ 4: bên đó gửi sang cho cậu ấy duy nhất 1 bài, toàn bộ nội dung, tên sản phẩm, và link website là của 1 đơn vị khác.

Đây không phải là câu chuyện của riêng ai, mà chắc chắn đã rất nhiều anh/chị đã và đang hoặc thường xuyên gặp phải, vậy làm sao để khắc phục được vấn đề này:

Thứ nhất: Nếu hợp tác công ty với công ty, bạn nên tìm kiếm 1 đơn vị uy tín, và trong hợp đồng nên có điều khoản về cam kết viết bài 100% mới, bài viết cần được đưa để khách hàng duyệt trước khi public lên website 

Dưới đây là quy trình làm việc của phòng Content DGM ASIA bạn có thể tham khảo

Quy trình này bạn có thể áp dụng nếu công ty bạn đã có team chuyên viết content, hoặc có thể áp dụng kể cả tìm đơn vị Agency để hợp tác.

Thứ 2: Dưới đây là. 1 số công cụ bạn dù không rành về công nghệ cũng có thể kiểm tra xem bài viết có bị coppy từ nguồn nào trước đó hay không

Công cụ Copyscape giúp bạn kiểm tra bài viết của bạn hoặc check xem bài viết của đối thủ giống với bài của mình bao nhiêu %. Đây là công cụ được sử dụng miễn phí, link của công cụ này: https://www.copyscape.com/

Để sử dụng tool bạn click vào đường link bên trên và lấy link bài viết trên website của bạn/hoặc link bài viết trên website của đối thủ và pase vào như hình 

Nếu kết quả trả về như hình bên dưới thì có nghĩa là bài content của bạn không sao chép từ nguồn nào, bài được viết mới hoàn toàn.

Nếu kết quả trả về như hình bên dưới có nghĩa là:

Trong toàn bộ bài viết thì có 127 từ bị trùng lặp, chiếm 10% nội dung coppy từ nguồn link bên dưới đó

Nội dung được phép trùng lặp với nguồn khác theo DGM ASIA không quá 30% nhé, nên ghi rõ đoạn tham khảo từ nguồn nào, vì thực sự có những nội dung cần phải trích 1 đoạn từ 1 cơ sở uy tín để có dữ liệu chắc chắn.

Công cụ tiếp theo bạn có thể sử dụng miễn phí và cũng khá chính xác: Plagium

Công cụ này sẽ quét và trả về kết quả nội dung đó có bị coppy từ nguồn nào và nó dẫn luôn nguồn đó ngay bên dưới, cũng như cho bạn đánh giá trùng nội dung với từng trang đó bao nhiêu %

Để sử dụng tool bạn click vào link: https://www.plagium.com/

Cách sử dụng hết sức đơn giản: bạn chỉ cần coppy toàn bộ text của bài viết cần kiểm tra và pase vào tool trên 

Bước tiếp theo bạn nhấn vào icon: Quick Search

Kết quả như ví dụ hình bên dưới:

Trên đây là 2 tool sử dụng giúp bạn kiểm tra chắc chắn bài content trước khi đưa lên website của mình có bị trùng lặp nội dung hay không.

Tham khảo: Cách viết content đặc biệt, thu hút

DGM ASIA sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn thêm những cách chi tiết hơn trên Digital Marketing, hoặc bạn đang gặp khó khăn cần hỗ trợ liên quan gì đến Marketing Online bạn có thể đặt câu hỏi hoặc liên hệ với chung thôi qua thông tin liên hệ:

Địa chỉ : 208/10 Hồ Văn Huê, Phường 9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Email : info@dgmasia.vn

SĐT :  093 830 7010

093 830 7010