Bạn muốn website của mình nổi bật trên công cụ tìm kiếm và thu hút lượng traffic đáng kể? Đó là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp muốn đạt được. Và may mắn thay, chiến lược SEO có thể giúp bạn điều đó. Thế nhưng, SEO như thế nào cho đúng cách? Có bao nhiêu giai đoạn SEO? Mỗi giai đoạn bạn cần làm gì để đạt được hiệu quả cao nhất? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các giai đoạn phát triển SEO cho website, giúp bạn xây dựng một cơ sở vững chắc và mở rộng traffic đáng kể trên website của bạn. Hãy cùng DGM ASIA tìm hiểu ngay nhé!
Menu
Tại sao phải chia ra các giai đoạn phát triển SEO cho website?
Chia ra các giai đoạn phát triển SEO cho website là một cách tiếp cận chiến lược và hệ thống hóa quá trình tối ưu hóa website một cách hiệu quả. Các giai đoạn sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và giới hạn mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, từ đó giúp cải thiện hiệu quả SEO và tối ưu hoá các kết quả đạt được.
Dưới đây là những lý do chính tại sao bạn cần chia ra các giai đoạn trong phát triển SEO cho website:
Giúp bạn tập trung và ưu tiên công việc
Chia giai đoạn giúp tập trung vào mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn. Việc tối ưu từ khóa chính và liên quan là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn đầu tiên, trong khi giai đoạn sau sẽ tập trung mở rộng nội dung và tăng traffic. Điều này giúp bạn tránh việc gặp quá nhiều công việc cùng lúc và giữ cho quá trình phát triển SEO của bạn có trật tự hơn.
Xây dựng cơ sở vững chắc cho chiến lược SEO
Mỗi giai đoạn sẽ đóng góp một phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở vững chắc cho chiến lược SEO. Từ việc tối ưu hóa từ khóa đến việc tạo nội dung bổ ích và mở rộng traffic, các giai đoạn này tạo nên một nền tảng vững chắc để website của bạn phát triển bền vững và nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Tối ưu thời gian và nguồn lực
Việc chia ra các giai đoạn cũng giúp cho bạn sử dụng thời gian và nguồn lực một cách hiệu quả. Thay vì phải phân tán vào nhiều công việc không liên quan, việc tập trung vào từng giai đoạn sẽ cho phép bạn tối ưu hóa công việc và đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn.
Dễ dàng đo lường và đánh giá hiệu quả
Mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể, từ đó sẽ dễ dàng hơn cho bạn trọng việc đo lường và đánh giá hiệu quả của từng bước trong quá trình phát triển SEO. ĐỒng thời, điều này cũng giúp bạn biết được các điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược của mình, từ đó điều chỉnh và cải thiện hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo.
Có thể thấy rằng, việc chia ra các giai đoạn trong phát triển SEO cho website là vô cùng quan trọng để bạn vừa có được chiến lược SEO thành công, vừa tiết kiệm được các nguồn lực của mình. Cụ thể, các giai đoạn đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể nhé!
Xem thêm: Tại sao các doanh nghiệp cần biết rõ ngành nào cần SEO, khi nào nên làm SEO?
Các giai đoạn phát triển SEO của một website
Giai đoạn 1: SEO từ khóa
Giai đoạn đầu tiên trong chiến lược SEO là tập trung vào việc tối ưu hóa từ khóa. Trong giai đoạn này, bạn cần nghiên cứu và xác định các từ khóa chính và từ khóa liên quan phù hợp với ngành nghề, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp.
Từ khóa chính là những từ mà người dùng thường sử dụng khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên công cụ tìm kiếm. Đồng thời, từ khóa liên quan là những từ có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn và có thể giúp tăng khả năng xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm liên quan.
Giả sử bạn là chủ một cửa hàng trực tuyến bán giày thể thao. Lĩnh vực kinh doanh của bạn là thời trang và giày dép. Trong trường hợp này:
- Từ khóa chính: “giày thể thao,” “giày chạy bộ,” “giày đá bóng” là những từ khóa chính mà người dùng thường sử dụng khi tìm kiếm giày thể thao trên công cụ tìm kiếm.
- Từ khóa liên quan: “giày thể thao nam,” “giày thể thao nữ,” “giày thể thao Adidas,” “giày thể thao Nike” là những từ khóa liên quan có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Các từ khóa này có thể giúp tăng khả năng xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm liên quan đến giày thể thao, nhưng vẫn liên quan đến sản phẩm mà bạn đang bán.
Khi đã xác định được danh sách từ khóa chính và từ khóa liên quan, bạn cần tiến hành tối ưu hóa các trang sản phẩm hoặc dịch vụ trên website bằng cách sử dụng chúng trong tiêu đề, mô tả, nội dung và các phần khác của trang.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng việc sử dụng từ khóa là tự nhiên và hợp lý, không gây hiệu ứng “spam” hoặc làm giảm chất lượng nội dung. Trong giai đoạn này, nội dung của trang web cần tập trung phát triển thiên về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Hãy cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích và hấp dẫn về sản phẩm hoặc dịch vụ để thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Ngoài việc giới thiệu sản phẩm, bạn cũng cần cung cấp thông tin về tính năng, ưu điểm và cách sử dụng một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Chi tiết về cách nghiên cứu từ khóa, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Làm sao để nghiên cứu từ khóa đúng cách và vượt qua đối thủ cạnh tranh?
Giai đoạn 2: SEO Traffic kết hợp với SEO từ khóa
Trong giai đoạn 2 của chiến lược SEO, bạn cần tiếp tục tối ưu hóa từ khóa chính, đồng thời mở rộng việc SEO cho các từ khóa mở rộng, chẳng hạn như “cách sử dụng,” “hướng dẫn bảo quản,” và các từ khóa khác liên quan.
Trong giai đoạn này, bạn cần tập trung vào việc viết các bài viết, hướng dẫn, blog hoặc các nguồn kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Mục tiêu là cung cấp thông tin bổ ích, giải đáp các câu hỏi mà khách hàng có thể gặp phải, và chia sẻ kiến thức liên quan đến lĩnh vực mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang tập trung. Việc này không chỉ giúp khách hàng hiện tại của bạn biết thêm về sản phẩm và dịch vụ, mà còn thu hút sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải hiểu được khách hàng của mình đang quan tâm những gì?
Bạn đang thắc mắc làm sao để hiểu được khách hàng của mình đang quan tâm điều gì đúng không? Cách nào để nghiên cứu được nhu cầu thị trường của mình? DGM ASIA khuyến khích bạn nên sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahref, Keywordtool….để hiểu rõ khách hàng của mình hơn. Bởi vì mỗi từ khóa đều chứa đựng những ý định tìm kiếm của người dùng, qua đó bạn có thể hiểu được khách hàng của mình đang tìm kiếm điều gì.
Chỉ có nghiên cứu từ khóa đúng cách thì bạn mới cung cấp được những nội dung mà khách hàng của bạn đang muốn tìm kiếm. Và bằng cách cung cấp những nội dung có giá trị, bạn có thể xây dựng uy tín và chuyên môn của mình trong ngành, làm cho doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng. Điều này cũng giúp tăng khả năng khách hàng tiềm năng tìm thấy và quan tâm đến doanh nghiệp của bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin trực tuyến.
Tại giai đoạn này, bạn hãy chú trọng vào việc target đúng đối tượng khách hàng của bạn để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ traffic. Nếu bạn hướng đến đúng đối tượng khách hàng, tỉ lệ họ thực hiện hành động, như mua hàng hoặc liên hệ với bạn, sẽ cao hơn và giúp tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược SEO của bạn.
Giai đoạn 3: Đẩy mạnh SEO Traffic – Tiếp cận tối đa khách hàng mục tiêu
Khi các từ khóa chính và từ khóa liên quan đã đạt vị trí tốt trong kết quả tìm kiếm, giai đoạn tiếp theo, bạn cần tập trung vào SEO theo hướng traffic để mở rộng thị trường của bạn.
Trong giai đoạn này, bạn cần mở rộng phạm vi nội dung của trang web bằng cách khai thác các chủ đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng việc viết về các vấn đề, câu hỏi hay các chủ đề mà khách hàng tiềm năng quan tâm và tìm kiếm thông tin. Để thực hiện điều này, bạn nên tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu các từ khóa liên quan mới, những câu chuyện thành công, xu hướng mới và các thông tin hữu ích khác trong lĩnh vực của bạn.
Ví dụ, nếu bạn có một website bán vi sinh xử lý nước thải, thay vì chỉ tập trung vào từ khóa chính liên quan đến sản phẩm như “vi sinh xử lý nước thải,” bạn có thể mở rộng nội dung bằng cách viết về “hóa chất xử lý nước thải để điều hòa pH,” sau đó điều hướng vào viết về “sử dụng vi sinh xử lý nước thải để đảm bảo an toàn hơn cho môi trường.”
Như vậy, bạn sẽ thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng rộng hơn, từ những người quan tâm đến việc điều chỉnh pH trong xử lý nước thải đến những người tìm hiểu về vi sinh xử lý như một giải pháp thân thiện với môi trường.
Tương tự, nếu trang web của bạn chuyên về kiến thức về WordPress, bạn có thể viết thêm về các thủ thuật khác trên máy tính và điện thoại như cách tối ưu hóa hệ điều hành, sử dụng phần mềm hữu ích, và các tính năng mới trên điện thoại để thu hút thêm độc giả quan tâm đến các chủ đề liên quan.
Giai đoạn 4: Mở rộng Traffic – tiếp cận tối đa khách hàng trong độ tuổi sử dụng sản phẩm
Trong giai đoạn này, bạn cần tập trung vào việc tiếp cận một đối tượng khách hàng tiềm năng rộng hơn bằng cách sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến, tiếp thị mạng xã hội và các chiến dịch quảng cáo khác. Mục tiêu của bạn là đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến với một lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn.
Để đạt được điều này, bạn có thể nghiên cứu thêm nhiều từ khóa liên quan hơn, để mở rộng chủ đề bài viết của mình một cách rộng nhất. Bằng cách này, bạn có thể tiếp cận tất cả đối tượng khách hàng của mình trong độ tuổi mục tiêu mà bạn nhắm đến. Quay trở lại ví dụ về website bán giày thể thao. Ở giai đoạn 4 này, bạn có thể mở rộng chủ đề của mình ra các môn thể thao chẳng hạn, hoặc là cách chơi các môn thể thao, các mẹo tránh chấn thương khi chơi thể thao…
Đồng thời, bạn cũng cần tiếp tục phát triển nội dung hấp dẫn và giá trị trên trang web của bạn để giữ chân và thu hút đối tượng khách hàng đã từng ghé thăm trang web. Những nội dung mới và hữu ích sẽ giúp duy trì sự quan tâm của khách hàng và khuyến khích họ quay lại trang web của bạn thường xuyên.
Việc Mở rộng lượng traffic trên website của bạn sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả từ nguồn traffic đã xây dựng từ các giai đoạn trước đó, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng tệp khách hàng lớn hơn. Việc có tệp khách hàng đa dạng và lớn hơn sẽ giúp bạn thực hiện các chiến dịch marketing tiếp theo một cách hiệu quả và tăng cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mới.
Tìm hiểu thêm: Những kinh nghiệm cần biết trước khi đầu tư SEO
Mỗi giai đoạn SEO sẽ phù hợp với những đối tượng nào?
Mỗi giai đoạn trong chiến lược SEO phù hợp với đối tượng website khác nhau và đáp ứng các mục tiêu riêng của từng loại trang web. Chỉ trừ các website đặc thù như website thương mại điện tử, thông thường, các giai đoạn này sẽ phù hợp với các đối tượng như sau:
Giai đoạn 1: SEO từ khóa
- Đối tượng website: Giai đoạn này phù hợp với các trang web mới thành lập hoặc chưa tối ưu hóa từ khóa. Đối tượng chính là các doanh nghiệp hoặc trang web mới bắt đầu hoạt động, chưa có sự tồn tại mạnh mẽ trên công cụ tìm kiếm. Trang web cần tập trung vào việc xác định từ khóa chính và từ khóa liên quan liên quan đến ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp.
Giai đoạn 2: SEO traffic + từ khóa
- Đối tượng website: Giai đoạn này phù hợp với các trang web đã có một lượng từ khóa chính tốt và muốn tăng cường lưu lượng truy cập thông qua cung cấp thông tin bổ ích, hướng dẫn và chia sẻ kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Đối tượng chính trong giai đoạn này là các doanh nghiệp hoặc trang web muốn xây dựng uy tín và chuyên môn trong ngành, thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng thông qua việc cung cấp giá trị trong nội dung.
Giai đoạn 3: SEO mở rộng traffic
- Đối tượng website: Giai đoạn này phù hợp với các trang web đã có một lượng từ khóa và nội dung tốt, và muốn mở rộng phạm vi nội dung để thu hút lưu lượng truy cập đa dạng hơn. Đối tượng chính trong giai đoạn này là các doanh nghiệp hoặc trang web muốn mở rộng thị trường và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng rộng hơn thông qua việc khai thác các chủ đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của họ.
Giai đoạn 4: Mở rộng tối đa traffic
- Đối tượng website: Giai đoạn này phù hợp với các trang web đã có một lượng từ khóa, nội dung và lưu lượng truy cập tốt, và muốn tiếp cận một đối tượng khách hàng tiềm năng rộng hơn thông qua việc sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến, tiếp thị mạng xã hội và các chiến dịch quảng cáo khác. Đối tượng chính trong giai đoạn này là các doanh nghiệp hoặc trang web muốn mở rộng thị trường, tăng cơ hội tiếp cận và xây dựng tệp khách hàng lớn hơn.
Tuy nhiên, mỗi trang web có thể có các đặc thù riêng và cần một chiến lược SEO tùy chỉnh dựa trên mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng của họ. Do đó, việc kiểm tra, nghiên cứu và thích nghi chiến lược SEO cho từng trang web cụ thể là điều quan trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong tối ưu hóa và phát triển website.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết website của mình đang trong giai đoạn phát triển SEO nào, hoặc bạn đang chưa có chiến lược đo lường, nghiên cứu từ khóa, xây dựng nội dung hợp lý cho website của mình, hãy liên hệ ngay với DGM ASIA nhé!
Là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp SEO và Digital Marketing cho các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay, với DGM ASIA sẽ giúp bạn có được một chiến lược SEO khoa học và hiệu quả dựa vào đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Làm sao để đo lường mức độ phát triển trong các giai đoạn?
Đo lường mức độ phát triển trong các giai đoạn của chiến lược SEO là một bước quan trọng để đánh giá hiệu quả và tiến độ của các hoạt động tối ưu hóa trang web. Dưới đây , chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về từng chỉ số quan trọng trong từng giai đoạn và công cụ để bạn đo lường phù hợp:
Giai đoạn 1: SEO từ khóa
- Thứ hạng từ khóa: Chỉ số này là vô cùng quan trọng để đo lường hiệu quả tối ưu hóa từ khóa. Việc đạt được thứ hạng cao cho các từ khóa chính và liên quan giúp trang web xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm, thu hút lượng traffic tự nhiên và tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Các công cụ bạn có thể sử dụng để đo lường thứ hạng từ khóa là: Google Search Console, Ahrefs, SEMrush.
- Time onsite: Đo lường thời gian trung bình mà người dùng dành trên trang web. Thời gian dành trên trang web càng lâu cho thấy nội dung và thông tin trên trang web hấp dẫn và có giá trị đối với người dùng. Công cụ đo lường: Google Analytics.
- Tỷ lệ thoát (Bounce rate): Đo lường tỷ lệ người dùng rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang duy nhất. Tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy trang web của bạn không phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng hoặc nội dung của bạn không hấp dẫn đối với họ. Công cụ đo lường: Google Analytics.
Giai đoạn 2: SEO traffic + từ khóa
- Thứ hạng từ khóa: Ở giai đoạn này, bạn vẫn tiếp tục đo lường thứ hạng từ khóa để theo dõi tiến độ tối ưu hóa từ khóa. Đạt thứ hạng cao cho các từ khóa quan trọng sẽ giúp tăng lượng traffic tự nhiên đến trang web. Công cụ đo lường: Google Search Console, Ahrefs, SEMrush.
- Time onsite, tỷ lệ thoát: Tiếp tục theo dõi thời gian trung bình mà người dùng dành trên trang web và tỷ lệ thoát để đảm bảo nội dung và trải nghiệm người dùng vẫn được cải thiện. Công cụ đo lường: Google Analytics.
- Traffic: Đo lường lưu lượng truy cập tổng cộng đến trang web. Lượng traffic tăng lên là một tín hiệu tích cực cho việc trang web của bạn đang thu hút nhiều người dùng quan tâm và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng mở rộng. Công cụ đo lường: Google Analytics.
- Tương tác khách hàng: Bằng cách sử dụng Google Analytics, bạn có thể theo dõi số lần người dùng nhấp vào các liên kết, điều hướng trang, hoạt động trên trang và các thông số khác liên quan đến tương tác của khách hàng.
Giai đoạn 3: SEO mở rộng traffic
- Traffic và tương tác khách hàng: Ở giai đoạn này, bạn tiếp tục sử dụng Google Analytics để đo lường lưu lượng truy cập tổng cộng đến trang web cũng như các tương tác của khách hàng. Giai đoạn này tập trung vào mở rộng phạm vi nội dung và thu hút lưu lượng truy cập đa dạng từ nguồn traffic..
Giai đoạn 4: Mở rộng tối đa traffic
- Traffic: Trong giai đoạn này, bạn cần tiếp tục sử dụng Google Analytics để đo lường lưu lượng truy cập tổng cộng đến trang web. Tập trung vào việc tiếp cận đến một đối tượng khách hàng tiềm năng rộng hơn qua các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, tiếp thị mạng xã hội và các phương tiện quảng cáo khác. Công cụ đo lường: Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads.
- Tỉ lệ chuyển đổi: Đo lường tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mục tiêu, chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ. Tỉ lệ chuyển đổi cao cho thấy hiệu quả của chiến dịch tiếp thị và sự hấp dẫn của trang web đối với khách hàng. Công cụ đo lường: Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads.
Những công cụ được đề cập ở đây chỉ là một số ví dụ phổ biến, tùy vào ngân sách và yêu cầu cụ thể, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ và phần mềm phù hợp để đo lường hiệu quả của từng giai đoạn.
Xem thêm: Giữa SEO tổng thể và SEO từ khóa: Phương pháp nào tối ưu nhất?
Trong việc phát triển SEO cho một website, mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ và thu hút đối tượng khách hàng. Việc thực hiện các giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn, cùng với việc sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả. Bằng cách đo lường các chỉ số từng giai đoạn, bạn có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến dịch SEO và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ và chuyên môn trong việc phát triển SEO cho website của mình, hãy liên hệ ngay với DGM ASIA. Chúng tôi sẽ cùng bạn nghiên cứu và thực hiện các giai đoạn SEO một cách chuyên nghiệp, giúp bạn xây dựng sự tin tưởng và uy tín cho doanh nghiệp trên không gian kỹ thuật số. Hãy bắt đầu chặng đường thành công cùng chúng tôi nhé!