Mỗi ngày có hơn 300 người Việt Nam chết vì ung thư!

Đây là con số thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu năm 2018. Theo đó, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư thế giới.

Dự kiến 190. 000 ca mắc ung thư vào năm 2020

Ung thư đã và đang là nỗi ám ảnh của toàn nhân loại, khi mà chỉ cần nghe đến hai từ “ung thư” thôi cũng đủ khiến người ta rùng mình và xót xa. Theo thống kê, mỗi năm ung thư cướp đi sinh mạng của khoảng 8.2 triệu người trên thế giới và xuất hiện thêm 14.1 triệu ca mới. Khoảng 65% bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Mỗi năm Việt Nam có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân chết. Dự kiến con số này sẽ là 190.000 người vào năm 2020. Với hơn 300. 000 bệnh nhân đang chiến đấu với ung thư mỗi năm, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất.

Theo thống kê, ở nam giới thường gặp nhất vẫn là ung thư gan, kế đó là phổi, dạ dày, đại trực tràng. Trong khi đó nữ giới phổ biến nhất vẫn là ung thư vú, phổi và dạ dày. Phần lớn ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, nên việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém, tỷ lệ sống thấp.

Mặc dù y học thế giới đã cho ra đời các biện pháp điều trị ung thư vượt bậc. Tuy nhiên, theo GS, Jean Chung Minh – Chủ tịch Hội trao đổi Y học (Medical Exchange), cơ hội tiếp cận thành tựu y học trong phòng và điều trị ung thư của Việt Nam còn hạn chế.

4 nguyên nhân gây ung thư có thể thay đổi được.

Qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học đã phát hiện chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể như nội tiết, tổn thương có tính di truyền, tuổi tác… không thể thay đổi được. Trong khi đó có đến 80% nguyên nhân gây ra ung thư xuất phát từ môi trường sống có thể thay đổi được như:

  • Hút thuốc lá quá nhiều

30% nguyên nhân gây ung thư chính là từ thuốc lá bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy, dạ dày. Trong thuốc lá có trên 40 hóa chất gây ung thư, nhất là nicotine tác động mạnh và nhanh.

Bên cạnh đó, một lối sống kém lành mạnh như thức khuya, sử dụng các chất kích thích, rượu bia… cũng là nguyên nhân tích tụ lâu ngày gây ra ung thư.

  • Sử dụng thực phẩm ô nhiễm, chế độ ăn uống không hợp lý

Tình trạng thực phẩm “bẩn” lên ngôi khiến nguy cơ mắc các bệnh ung thư gia tăng. Khi mà việc lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi ngày càng phổ biến

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ,  mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ ung thư đại – trực tràng, ung thư vú. Sử dụng các thực phẩm có chứa hóa chất bảo quản, bị nấm mốc, hết hạn sử dụng cũng là nguyên nhân gây ra ung thư gan, dạ dày, đại tràng…

  • Môi trường ô nhiễm, tia cực tím

Ở nước ta, thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng phổ biến trong nông nghiệp tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư vú và một số ung thư khác. Các hóa chất sử dụng trong công nghiệp là nguyên nhân gây ra 2-8% trong tổng số các loại ung thư. Môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc hóa chất chính là nguyên nhân gây ra ung thư. Đặc biệt, nếu da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có mức UV cao là nguyên nhân gây ra ung thư da.

  • Nhiễm vi khuẩn, virus

Một số vi khuẩn, virus có thể gây ung thư như EBV, virus viêm gan B, virus HPV, virus HP… có thể lây nhiễm qua đường ăn uống, môi trường sống cũng như sinh hoạt tình dục.

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư hiệu quả?

Thực tế các loại ung thư đều xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, môi trường sinh sống, học tập và làm việc. Chính vì thế, để ngăn ngừa ung thư, các chuyên gia y tế trong và ngoài nước khuyến cáo cộng đồng cần chủ động bảo vệ bản thân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Cụ thể:

Xây dựng lối sống lành mạnh

Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, tránh thức khuya, nói không với các chất, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, có chế độ sinh hoạt tình dục an toàn… Đó chính là những tips giúp bạn nâng cao sức khỏe, phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, bạn cần biết cách bảo vệ bản thân trước các tác nhân độc hại từ bên ngoài như các hóa chất, tia cực tím, khói bụi…

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý

  • Ưu tiên dinh dưỡng thực vật

Các chuyên gia cho rằng, thực vật (các loại rau, củ, hạt…) nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần bữa ăn bởi vì thực vật chứa ít chất béo, nhiều chất xơ và nhiều chất kháng ung thư. Phần còn lại dành cho cá, thịt, trứng và thức ăn từ sữa (nên ưu tiên dùng cá, thịt gà nhiều hơn các loại thịt đỏ như bò, heo, cừu). Tuy nhiên nên dùng ít thịt vì chúng chứa nhiều chất béo gây ung thư

Nên ưu tiên các loại rau đậm màu, trái cây tươi an toàn. Nên dùng dầu thực vật.

  • Uống đủ nước mỗi ngày

Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ kích hoạt miễn dịch, đưa dinh dưỡng đi khắp cơ thể, rửa sạch chất độc. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng nước lọc, nước ép trái cây ít đường, không nên sử dụng các loại nước nhiều đường, chứa chất bảo quản, có gas, cồn, cafein…

  • Hạn chế các thức ăn hun khói, muối mặn, làm dưa

Trong  thịt hun khói, các loại dưa cà, dưa muối, dưa khú có nhiều nitrat, nitrit, nitrosamine là chất gây ung thư thực quản và dạ dày. Do đó, đối với nhóm thực phẩm này cần hạn chế sử dụng.

  • Nên lựa chọn địa chỉ mua thực phẩm “sạch”

Thực phẩm “bẩn” đang là vấn đề nóng khi đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh, nhất là ung thư. Chính vì thế, việc lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn chính là cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại thực phẩm hữu cơ đang rất được ưa chuộng vì tính an toàn, lành mạnh và thân thiện với môi trường. Các cửa hàng thực phẩm hữu cơ cũng đang dần được mọi người biết đến và lựa chọn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093 830 7010