Bạn đang muốn đầu tư vào SEO vì bạn biết rằng một khi bắt tay vào làm SEO thì doanh nghiệp của mình có thể gặt hái được những kết quả:
- Mở rộng thị trường
- Có nền tảng phát triển lâu dài
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
- Tăng doanh thu bán hàng, dịch vụ
Nhưng bạn là một “lính mới” hoàn toàn trong lĩnh vực này. Bạn không biết bắt đầu từ đâu, chọn đối tác nào và cần chuẩn bị những khi trước khi chính thức bước vào con đường SEO. Trong thời đại 4.0 này, chúng ta dễ dàng tìm kiếm được mọi thông tin mình mong muốn nhưng đồng thời lượng tin tức cũng trở nên tràn lan. DGM Asia đã chọn lọc và tổng hợp giúp bạn những kinh nghiệm cần biết trước khi đầu tư SEO. Đây là những kinh nghiệm quý báu được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ, cam kết sẽ là nguồn kiến thức hữu ích cho những ai đang chuẩn bị bắt tay vào làm SEO!
Menu
1. Doanh thu không chỉ đến từ việc SEO lên top
Có một hiểu lầm mà gần 100% doanh nghiệp mắc phải khi đầu tư vào SEO, đó là tin rằng chỉ cần đầu tư SEO là doanh thu bắt buộc phải tăng vọt, nhất là khi thấy trang web của mình lên top từ khóa. Tuy nhiên một quy trình SEO hiệu quả và thành công không vận hành đơn giản như vậy!
1.1 Vì sao SEO lên top từ khóa nhưng doanh thu không tăng?
Theo báo cáo của Advanced Web Ranking vào năm 2020, tỉ lệ CTR (tỉ lệ nhấp) trung bình trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm sẽ giảm dần theo các vị trí xếp hạng như sau:
- Vị trí số 1: 34,84%
- Vị trí số 2: 16,45%
- Vị trí số 3: 9,82%
- Vị trí số 4: 6,62%
- Vị trí số 5: 4,73%
- Vị trí số 6: 3,50%
- Vị trí số 7: 2,67%
- Vị trí số 8: 2,10%
- Vị trí số 9: 1,69%
- Vị trí số 10: 1,41%
Lấy ví dụ, lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng cho từ khóa “nội thất văn phòng là” 6.600 lượt, website bạn đang đứng top 1 với từ khóa này, vậy thì chỉ tính riêng khía cạnh traffic, bạn sẽ thấy lượt khách truy cập vào website của mình rất cao (khoảng 2.299 lượt nhấp vào), nhưng điều này không thể đảm bảo 2.299 lượt truy cập đó có thể chuyển đổi thành 2.299 đơn hàng. Vì sao? Có 2 nguyên do phổ biến:
- Phần lớn người dùng đang có ý định mua hàng đều sẽ tiến hành research từ nhiều nguồn, ít nhất là từ 2 – 5 các website cung cấp sản phẩm, dịch vụ tương tự (website đối thủ của bạn). Trong thời đại 4.0, việc tra cứu thông tin rất tiện lợi nên người dùng thường không lựa chọn ngay vị trí top 1 mà sẽ tham khảo thêm các vị trí 2, 3, 4, 5 để đảm bảo tìm ra sản phẩm phù hợp nhất.
- Bên cạnh đó, đa số khách hàng trước khi mua sản phẩm còn tham khảo ý kiến từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… Như trong cuốn Marketing 4.0, tác giả Philip Kotler đã đề cập đến mô hình mua hàng 5A (Awareness – Nhận biết, Appeal – Chú ý, Ask – Hỏi, Tìm hiểu, Action – Hành động, Advocate – Ủng hộ). Bạn hiểu được hành trình mua hàng của người dùng thì mới triển khai SEO hiệu quả thay vì chỉ tập trung đẩy SEO lên top từ khóa!
Điều này có nghĩa là, cho dù bạn có lên top từ khóa liên tục và “trông có vẻ uy tín”, nhưng nếu thương hiệu của bạn không có điểm gì nổi bật, sản phẩm bạn cung cấp không mang đến sự khác biệt, vượt trội so với đối thủ thì tỉ lệ chuyển đổi khó mà cao như bạn mong muốn.
1.2 Nhiệm vụ thực sự của SEO là gì?
DGM Asia với kinh nghiệm hơn 10 năm triển khai nhiều dự án SEO lớn nhỏ, độ khó cao, chúng tôi đã từng làm SEO thành công cho những từ khóa bán hàng cực kỳ cạnh tranh. Một số trường hợp website của doanh nghiệp lên top đầu, traffic tăng trưởng mạnh mẽ nhưng khách hàng và doanh thu vẫn không như mong muốn của doanh nghiệp. Từ đó DGM Asia đã rút ra được kinh nghiệm cực kỳ đắt giá rằng:
- SEO tốt không đơn thuần là tập trung đẩy top từ khóa, tăng traffic ào ạt.
- Nhiệm vụ, vai trò thực sự của SEO là biến website thành một nơi cung cấp thông tin có giá trị, có chiều sâu và độ chính xác cao, trình bày thông tin đó một cách khéo léo, khoa học theo lộ trình rõ ràng nhằm thu hút và điều hướng các đối tượng tiềm năng. Việc này là để khách hàng chủ động tìm kiếm, tương tác để thu thập thông tin và cuối cùng là chủ động mua hàng.
Tóm lại, SEO là phương pháp Marketing dẫn dắt thay đổi, biến một đối tượng hoàn toàn xa lạ trở thành khách hàng của bạn.
Tham khảo: Tại sao traffic lên nhưng không bán được hàng
2. Chọn từ khóa SEO sao cho đúng?
Một lựa chọn sai lầm mà hơn 98% doanh nghiệp lẫn SEO-ers chưa có nhiều kinh nghiệm dễ mắc phải: cách chọn từ khóa SEO.
2 sai lầm dễ mắc phải trong việc chọn từ khóa SEO và cách chọn từ khóa giúp tăng doanh thu bán hàng hiệu quả:
- SEO những từ khóa có Search Intent (mục đích tìm kiếm) không phù hợp: nhiều người thường lựa chọn SEO từ khóa thuộc intent về thông tin thay vì thực tế là nên SEO từ khóa thuộc intent mua hàng hay điều tra thương mại.
Ví dụ: bạn chỉ tập trung SEO những từ khóa về nội thất văn phòng, cách bố trí nội thất phòng khách chung cư nhưng lại không có những từ khóa hướng dẫn mua hàng cụ thể hay so sánh điểm nổi bật của mình với các nhãn hàng đối thủ (ví dụ: mua nội thất văn phòng quận 1, ghế giám đốc dưới 10 triệu), thì kết quả là tỉ lệ chuyển đổi vẫn sẽ thấp.
- Chỉ SEO các từ khóa ngắn (có lượt tìm kiếm cao) không có tỉ lệ chuyển đổi cao. Những từ khóa ngắn có lượt tìm kiếm cao ngất ngưởng nhưng lại quá chung chung như “nội thất văn phòng” với lượt tìm kiếm 6.600/tháng, sẽ không thể giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ chuyển đổi. Nhưng các từ khóa như nội thất văn phòng rẻ đẹp hiện đại, nội thất chung cư tân cổ điển TPHCM 2022,… có lượt tìm kiếm tuy thấp hơn nhưng tỉ lệ chuyển đổi có thể cao hơn nhiều.
3. Nên đầu tư SEO như thế nào?
3.1 Chi phí đầu tư SEO
- Chi phí mua và gia hạn hosting, tên miền: dao động từ 1 – 5 triệu/năm hoặc có thể cao hơn tùy vào nhu cầu sử dụng.
- Chi phí nhân sự: trung bình 1 dự án SEO cần 3 nhân sự gồm 1 chuyên viên SEO, 1 chuyên viên content và 1 thiết kế.
Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ SEO của DGM Asia:
Hạng mục | Chi phí | Note |
– Gói phí SEO tổng thể tính theo tháng, thời gian SEO tối thiểu 1 năm
– Đặt cọc trước 1 tháng, phí tháng nào thanh toán tháng đó – Tập hợp List từ khoá đẩy SEO lọt top từng tháng |
45.000.000đ | Chi phí tháng |
Gói phí SEO từng từ khóa | 3.000.000đ | Chi phí mỗi từ khóa lên top |
Trong đó, với gói SEO tổng thể, bạn sẽ nhận được trọn gói dịch vụ SEO từ A-Z được triển khai bởi đội ngũ SEO chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực chiến lâu năm của DGM Asia, cam kết:
- Từ khóa triển khai: 170 – 300 key
- Cam kết 100% top 10
- Traffic tự nhiên nằm trong top 3 – 5 của ngành
- Độ bao phủ thông tin toàn lĩnh vực
- Chính sách hoàn phí, bảo hành kết quả
3.2 Lĩnh vực nào cần đầu tư làm SEO?
Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đã và đang tăng trưởng mạnh về mặt doanh thu, lời khuyên hữu ích là vẫn nên đầu tư suy nghĩ đến việc làm sao để điều đó mang tính bền vững.
Đầu tư làm SEO là khuyến nghị cho mọi lĩnh vực kinh doanh, trong đó một số ngành nghề sẽ nên có sự chú trọng nhiều hơn hẳn.
- Ngành nội thất và thiết kế nội thất: đây là ngành nghề thuộc nhóm siêu cạnh tranh trong cả lĩnh vực SEO và PPC (pay per click).
- Điện máy và gia dụng: những năm trở lại đây, xu hướng xếp hạng website ngành điện máy và gia dụng có khuynh hướng ưu tiên cho website thương mại điện tử, lớn. Vì vậy các nhóm doanh nghiệp bán lẻ, quy mô nhỏ cần có chiến lược SEO hợp lý để nổi bật lên.
- Vật liệu xây dựng: SEO và các hình thức quảng cáo PPC đều giúp các đại lý bán lẻ vật liệu xây dựng tiếp cận nhanh hơn với khách hàng trực tiếp.
- Thực phẩm: những thông tin về sản phẩm bao gồm nguồn gốc, kiến thức sử dụng, chống chỉ định sản phẩm,…luôn được người dùng đặc biệt quan tâm. Vì thế SEO có thể tận dụng để đưa website của mình lên top với các từ khóa liên quan.
- Dịch vụ gia đình: các dịch vụ như sửa chữa, giúp việc, chuyển nhà, gia sư,… đều rất đáng để đầu tư làm SEO do yếu tố cấp thiết của nhu cầu từ người sử dụng. Nếu làm SEO hiệu quả trong lĩnh vực này sẽ mang đến tỉ lệ chuyển đổi ROI cao.
- Dịch vụ thú cưng: gần giống như dịch vụ gia đình, những ai kinh doanh liên quan đến mảng thú cưng đều có thể nhận thấy sức tăng trưởng mạnh mẽ của loại hình dịch vụ này.
- Dịch vụ du lịch – nhà hàng khách sạn: đây là lĩnh vực kinh doanh thuộc nhóm đặc biệt cạnh tranh trên trang công cụ tìm kiếm Google.
- Dịch vụ y tế: đây là nhóm ngành nghề được đánh giá là khó làm SEO nhất vì liên quan đến sức khỏe con người và thuật toán rất khắt khe ở mọi kỹ thuật tối ưu. Hãy mạnh dạn đầu tư nếu doanh nghiệp của bạn có đủ điều kiện cả vấn đề chuyên môn và pháp lý.
- Dịch vụ thẩm mỹ: ngành dịch vụ này đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trước nhu cầu làm đẹp và chăm sóc cơ thể toàn diện của con người.
- Dịch vụ tư vấn pháp lý: chiến lược SEO sẽ rất quan trọng với những lĩnh vực mà người dùng cần nhiều thông tin. Trong đó những vấn đề pháp lý luôn được mọi người đặc biệt quan tâm như luật doanh nghiệp, luật bảo hiểm, hợp đồng lao động, luật sở hữu trí tuệ,…
- Đào tạo đại học: đào tạo đại học và công tác tuyển sinh đại học luôn là vấn đề quan trọng của nhiều trường đại học. Khuynh hướng đầu tư cho SEO đã được nhiều trường áp dụng. Nhiệm vụ của SEO không chỉ là đưa từ khóa lên top mà quan trọng là tăng nhận diện thương hiệu, tập trung quảng bá các chuyên ngành đào tạo của phía nhà trường.
- Đào tạo doanh nghiệp: các khóa đào tạo và huấn luyện cho doanh nghiệp, cho chuyên viên của doanh nghiệp luôn nhận được quan tâm rất lớn. Các từ khóa được quan tâm nhiều như: đào tạo SEO, khóa học quảng cáo Facebook,…
- Dịch vụ đào tạo, trung tâm tiếng Anh: các trung tâm tiếng Anh có thể thông qua SEO để tiếp cận với các học viên của mình và cung cấp cho họ những thông tin cơ bản như: khóa học luyện thi Ielts, khóa học tiếng Anh giao tiếp,…
- Máy móc, thiết bị công nghiệp: các loại hình kinh doanh máy in, xe nâng, máy lọc nước,… có thể thông qua SEO để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.
- Dịch vụ cho doanh nghiệp: với các dịch vụ SEO, dịch vụ marketing, dịch vụ logistic, tổ chức sự kiện,… các doanh nghiệp rất cần thực hiện SEO để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi và đảm bảo tính chuyên nghiệp cho dịch vụ của mình.
3.3 Xu hướng người dùng hiện nay
Khi đầu tư vào SEO, bạn cần tìm hiểu về xu hướng người dùng để có thể phát triển chiến lược SEO hiệu quả. Với sự phát triển liên tục của khoa học công nghệ thì xu hướng người dùng cũng thay đổi liên tục. Có 3 xu hướng mới, nổi bật trong năm 2022 dựa trên nghiên cứu hoạt động của Google:
3.3.1. Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice search)
Ở những năm trước, khi người dùng muốn tìm kiếm thứ gì nó bằng voice search thì công cụ nghe hiểu còn hạn chế nên dẫn đến sai từ ngữ, ngữ nghĩa khá nhiều. Nhưng ở thời điểm hiện tại, sự phát triển của công nghệ hiện nay đã cho phép tìm kiếm bằng giọng nói hoàn toàn chính xác và mang đến nhiều tiện lợi hơn cho người dùng.
Một ví dụ dễ thấy là những người sử dụng điện thoại iPhone ngày nay có thể dễ dàng yêu cầu Siri tìm kiếm về một thông tin gì đó cụ thể. Điều này tác động lớn đến việc lựa chọn từ khóa khi làm nội dung. Với độ chính xác của khả năng nhận diện giọng nói, người dùng khi sử dụng voice search sẽ ko còn tìm từ khóa ngắn mang ý nghĩa chung chung nữa mà sẽ đặt câu hỏi dài và rõ ràng về vấn đề họ đang muốn tìm hiểu. SEO sẽ cần focus vào những từ khóa dài, chi tiết và cụ thể để phục vụ đúng nhu cầu người dùng (ví dụ: bàn làm việc hiện đại TPHCM 2022, chậu rửa treo tường Devon & Devon giá rẻ,…)
3.3.2. Tính thân thiện với điện thoại di động
Có thể nói từ nhiều năm nay điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân với rất nhiều người. Kể từ năm 2019 Google đã lập chỉ mục ưu tiên thiết bị di động và coi những hoạt động được thực hiện trên điện thoại di động mới là hoạt động chính chứ không phải đến từ máy tính, laptop.
Thậm chí theo tính toán của Google, đến năm 2025 sẽ có đến 73% người dùng chỉ truy cập internet thông qua điện thoại di động. Vì lẽ đó các doanh nghiệp cần điều chỉnh các hoạt động SEO nhắm đến di động ngay từ bây giờ. Bạn có thể kiểm tra website của mình có thân thiện với di động hay không bằng công cụ Mobile-friendly miễn phí của Google.
3.3.3. Video ngắn
Người dùng hiện này đang càng có xu hướng thích xem các video ngắn, đa dạng nội dung và chủ đề. Các doanh nghiệp ngày nay khi đầu tư làm SEO nên đánh vào nội dung này.
Các tiêu chí đánh giá SEO cho video năm 2022 gồm cụm từ khóa xuất hiện trong tiêu đề, thời gian người dùng xem video, độ dài video (video thời lượng dài thường sẽ được đánh giá cao).
4. Hiệu quả của SEO là gì và khi nào SEO mới phát huy hiệu quả?
4.1 Khi nào SEO phát huy hiệu quả?
Như chúng tôi đã đề cập ở nhiều bài viết trước, SEO là một quá trình đầu tư dài hạn, vì vậy cần thời gian để thấy được hiệu quả từ SEO.
Để nắm được hiệu quả của SEO, bạn phải hiểu được hành vi của người dùng. Theo thống kê được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Traffic & Conversion 2018, thời gian trung bình của một người bình thường trải nghiệm qua đủ các giai đoạn trong hành trình mua hàng là 43 ngày. Có nghĩa là nếu một từ khóa có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất của bạn lên top và mang về 100 Lead mới hoàn toàn, không đồng nghĩa với việc bạn ngay lập tức có đơn hàng.
Một dự án SEO được coi là hiệu quả khi giúp tăng lưu lượng và chất lượng truy cập vào website. Tiếp đó để biến người truy cập website thông thường thành khách hàng thực sự, website cần có đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để giải đáp tất cả thắc mắc nhằm biến nhu cầu, thắc mắc của khách thành đơn hàng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của SEO:
- Bộ từ khóa cần lên top
- Độ khó của từ khóa
- Nguồn lực (vốn đầu tư và đội ngũ nhân sự)
Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO. Từ khóa với độ khó càng cao thì thời gian để đẩy lên top sẽ lâu hơn. Cũng như nguồn lực đầu tư vào SEO càng cao với chi phí càng nhiều và lực lượng nhân sự đông, chuyên nghiệp thì sẽ càng rút ngắn quá trình chờ đợi hiệu quả từ SEO.
4.2 Độ hiệu quả của SEO thể hiện qua các chỉ số nào?
Có 4 chỉ số đo lường căn bản mà bất cứ ai bắt tay vào triển khai SEO cũng cần nắm, đó là:
4.2.1. Số lượng từ khóa
Trên thực tế, SEO cần phải lên một số từ khóa nhất định. Thứ nhất là không được SEO quá ít từ khóa, chỉ tập trung trực tiếp vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Thứ hai, không SEO hàng chục, hàng trăm từ khóa liên quan đến nhiều lĩnh vực không thống nhất. Cả 2 trường hợp trên đều sẽ không cho hiệu quả doanh thu như mong muốn dù làm SEO có tốt đến đâu đi chăng nữa. Vì sao?
Người dùng quyết định mua hàng hoặc hình thành nên ấn tượng về thương hiệu dựa trên những trải nghiệm với nhiều điểm tiếp xúc khác nhau, thông qua việc tra cứu nhiều từ khóa khác nhau.
Ví dụ về quy trình tìm kiếm của người dùng về nội thất văn phòng có thể diễn ra như sau: nội thất văn phòng ➜ nội thất văn phòng TPHCM ➜ nội thất văn phòng TPHCM rẻ đẹp ➜ ghế văn phòng hãng A rẻ đẹp,…
Vì lẽ đó, điều mà SEO cần làm là không chỉ tối ưu một từ khóa bán hàng nhất định mà cần tối ưu toàn bộ từ khóa thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi từ khóa và nội dung bài viết xoay quanh từ khóa đó chính là một bước tiến sâu hơn vào phễu Marketing trong quá trình đồng hành cùng người dùng trên hành trình bên trong phễu đó. Với cách triển khai này bạn đã cho người dùng thấy được sự quan tâm của bạn đến nhu cầu của khách hàng, cũng như chứng minh được những kiến thức chuyên sâu cho thấy bạn là chuyên gia uy tín nhất trong lĩnh vực họ cần. Một khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực này họ sẽ ngay lập tức nhớ đến và chọn doanh nghiệp của bạn.
4.2.2. Tỉ lệ traffic tự nhiên tăng
Với việc mang hàng trăm, hàng nghìn từ khóa lên top, SEO đã mở ra hàng trăm, hàng nghìn điểm tiếp xúc cho khách hàng tiếp cận đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. SEO có hiệu quả là khi traffic tăng lên từ 2 – 10 lần, traffic tăng thì mang đến nhiều cơ hội để khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp hơn.
4.2.3. Doanh thu
SEO giúp làm tăng chỉ số dẫn dắt đến doanh thu, theo lẽ tự nhiên sẽ kéo theo doanh thu tăng trưởng. Dựa theo công thức tăng trưởng của doanh nghiệp mà Ryan Deiss (Founder & CEO của The Scalable Company) chia sẻ:
Growth Potential = Lead x Customer x Margin x Frequency
Trong đó:
- Lead: số lượng thông tin khách hàng tiềm năng
- Customer: số lượng khách hàng
- Margin: tỉ lệ lợi nhuận trên mỗi khách mua hàng
- Frequency: tần suất mua của mỗi khách hàng
Như bài viết đã phân tích, nếu thực hiện SEO hiệu quả, có 2 chỉ số sẽ được tác động tăng lên là Lead và Customer. Theo công thức trên, giả sử SEO giúp cả 2 chỉ số ấy đều tăng lên 2 lần, nhân đôi số lượng Lead và số lượng Customer sẽ cho ra con số Growth Potential (doanh thu của doanh nghiệp) tăng lên gấp 4 lần!
4.2.4. Brand Equity
Brand Equity là giá trị của một thương hiệu đối với người tiêu dùng. Yếu tố này sẽ được thể hiện qua các chỉ số:
- New user: thể hiện sự lớn mạnh của thương hiệu.
- Return user: thể hiện độ uy tín của thương hiệu và mức độ trung thành của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của bạn.
Như đã nói trên, khi thực hiện SEO hiệu quả, độ nhận diện thương hiệu tăng, tỉ lệ traffic tự nhiên sẽ tăng, việc này sẽ kéo theo cơ hội để nhiều người biết đến trang web và doanh nghiệp của bạn hơn. Một dự án SEO hiệu quả phối hợp với đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp của website sẽ biến lưu lượng truy cập đơn thuần thành khách hàng mới.
Thứ hạng website của bạn xuất hiện ở vị trí càng cao và liên tục thì càng nhiều khách hàng biết đến, cảm thấy tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn. Điều này như một lời khẳng định đến khách hàng rằng doanh nghiệp của bạn đã hoạt động lâu năm và là một website đáng tin cậy. Từ đó, uy tín của doanh nghiệp cũng được khẳng định trong lòng người tiêu dùng. Khách hàng có xu hướng quay trở lại với những doanh nghiệp có độ uy tín trên thị trường cao.
5. Doanh nghiệp nào nên đầu tư SEO?
Việc tìm kiếm tự nhiên có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website nhiều hơn gấp 300% so với các phương tiện truyền thông xã hội, theo như trang Backlinko tổng hợp. Và có khoảng 90% người dùng sử dụng các công cụ tìm kiếm để nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ trước khi tiến hành mua hàng.
Điều này nói lên một sự thật là: Nếu website của bạn không nằm trong trang đầu của công cụ tìm kiếm Google, nhiều khả năng người dùng sẽ không tiếp cận được đến những sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp và không thể cân nhắc lựa chọn bạn.
Vậy thì rõ ràng SEO là một sự đầu tư vô cùng thông minh của doanh nghiệp. Nhưng có phải SEO sẽ phù hợp với tất cả mọi doanh nghiệp hay không?
SEO là một kênh marketing cân bằng giữa chi phí và hiệu quả, vì thế câu trả lời ở đây là SEO phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, doanh nghiệp quy mô càng nhỏ thì SEO càng quan trọng. Vì các doanh nghiệp SME không đủ chi phí đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, trong khi SEO là một kênh Marketing ít tốn chi phí và mang lại hiệu quả cao nếu được đầu tư đúng cách.
Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rằng tính chất đặc trưng của SEO là tốn nhiều thời gian để mang lại hiệu quả cao. Vì vậy song song với đầu tư vào SEO, bạn cũng cần cân nhắc đầu tư vào một số kênh khác mang về hiệu quả tức thời như quảng cáo. Một doanh nghiệp có chiến lược Marketing hiệu quả là doanh nghiệp biết đầu tư vào vào nhiều kênh với nhiều mục tiêu khác nhau nhằm mang về kết quả quan trọng nhất là doanh thu, lợi nhuận.
6. Đầu tư vào SEO có những rủi ro nào?
Bất kỳ sự đầu tư nào cũng tồn tại những rủi ro. Quan trọng là bản lĩnh của doanh nghiệp có chấp nhận rủi ro đó và khả năng xử lý rủi ro của người cung cấp dịch vụ SEO.
SEO là một kênh marketing với tiềm năng tăng trưởng vượt bậc nên cũng sẽ đi kèm với những rủi ro khó tránh khỏi. Các rủi ro tiêu biểu nhất phải kể đến là:
- Thời gian: Như đã nói, đã làm SEO thì quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng cần khoảng thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Một dự án SEO thành công thông thường mất khoảng 6 – 12 tháng. Nó không chỉ nằm ở việc chờ đợi kết quả mà chỉ cần có sự biến động đột ngột trong thị trường như điều luật mới, thiên tai, dịch bệnh (bạn có thể thấy dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mạnh mẽ như thế nào),… là quá trình SEO sẽ bị ảnh hưởng.
- Chi phí: Để SEO đạt được hiệu quả thì cần quá trình dài, mà thời gian càng nhiều chi phí cần đầu tư vào SEO càng cao. Và một khi đã đầu tư vào SEO, doanh nghiệp của bạn đã chấp nhận mất đi một khoản phí cơ hội.
- Trường phái SEO: trước khi lựa chọn 1 dịch vụ SEO bạn cần tìm hiểu rõ đội ngũ làm SEO cho mình theo trường phái nào, SEO spam hay SEO bền vững (black hat hay white hat). Trong đó:
- SEO black hat: Mục tiêu của trường phái này là đưa bài viết, website tiếp xúc với khách hàng mục tiêu nhiều nhất có thể bằng bất kỳ giá nào. Những cách tiếp cận này chỉ áp dụng đối với những người muốn kiếm tiền nhanh, nhiều và sau đó biến mất, không thể duy trì bền vững. Đa phần các trường hợp sẽ bị Google đánh dấu, tụt hạng thậm chí là biến mất khỏi vị trí xếp hạng của Google, bạn sẽ không bao giờ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- SEO white hat: Mục tiêu chính là lấy khách hàng và nhu cầu của khách hàng làm trọng tâm, tạo ra các nội dung bài viết và dịch vụ chất lượng nhằm đáp ứng các mục tiêu của người dùng, đặc biệt luôn tuân thủ quy tắc của các công cụ tìm kiếm. Cách này giúp cho nội dung của bạn hiển thị trực tuyến sau một thời gian, phát triển thành nguồn tài nguyên độc lập mang tới doanh thu cho doanh nghiệp.
Tóm lại, những rủi ro này sẽ luôn manh nha xuất hiện trong quá trình làm SEO. Bạn không thể khiến nó biến mất nhưng có thể hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp của mình bằng cách lựa chọn dịch vụ SEO uy tín, chất lượng, có hoạch định chiến lược rõ ràng và bền vững.
7. Một số câu hỏi thường gặp về kinh nghiệm trước khi đầu tư SEO
Tôi đã có kiến thức căn bản thì có thể làm SEO một mình được không?
Câu trả lời là có. Nhưng! SEO không phải là hành trình đơn độc mà nó sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi vận hành như một trò chơi tập thể. Bạn cần phối hợp chặt chẽ với người viết content, người thiết kế hình ảnh, người chịu trách nhiệm phát triển, quản lý sản phẩm,… thì toàn bộ quá trình SEO mới vận hành trơn tru. Hoặc bạn có thể tự mình làm tất cả nhưng thời gian phải bỏ ra thực sự rất dài, và không có điều gì đảm bảo bạn đã nắm vững 100% kiến thức SEO cả. Vì thế tốt nhất bạn nên thuê chuyên gia, đội ngũ SEO chuyên nghiệp.
Điều tôi cần quan tâm nhất khi làm SEO có phải là bảng xếp hạng?
Kinh nghiệm làm SEO vỡ lòng cho người mới bắt đầu và cả những doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư SEO: không bao giờ quên mục đích ban đầu chính là sự chuyển đổi và doanh thu. Việc xếp hạng tốt bao giờ cũng khiến người làm SEO lẫn doanh nghiệp cảm thấy hài lòng, nhưng nếu rốt cuộc không có sự chuyển đổi tốt thì đây không phải là một sự đầu tư đúng đắn.
Doanh nghiệp của tôi nên làm SEO hay chạy quảng cáo PPC?
Có thể nói nôm na là luôn có một “cuộc chiến ngầm” giữa SEO và PPC .
Theo kinh nghiệm thực chiến của DGM Asia, lý tưởng nhất chính là doanh nghiệp nên có chiến lược cân bằng nhiều kênh tiếp thị để tránh phụ thuộc vào bất kỳ nguồn traffic và chuyển đổi nào. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ nên có cách phân bổ ngân sách một cách hiệu quả.
Thay vì biến nó thành cuộc chiến, doanh nghiệp của bạn nên cân bằng một chiến lược SEO dài hạn với một chiến dịch PPC nhỏ và tiếp cận mục tiêu nhanh chóng.
Tham khảo: Khi nào cần SEO, doanh nghiệp nào cần SEO
DGM Asia với kinh nghiệp hơn 10 năm chinh chiến trong lĩnh vực SEO Marketing, cam kết mang đến cho bạn dịch vụ SEO chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu của từng doanh nghiệp lớn nhỏ. Với những kinh nghiệm cần biết trước khi đầu tư SEO mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sẽ có quyết định đầu tư chuẩn xác giúp doanh nghiệp phát triển vươn xa hơn nữa.