Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể dễ dàng bị phơi bày các thông tin cá nhân một cách tràn lan, gây ra những khó khăn và hậu quả không mong muốn. Một trong những tình huống đáng lo ngại nhất là khủng hoảng truyền thông cá nhân, khi mà các thông tin cá nhân của mình bị tung lên mạng xã hội, bị lên án hoặc bị phản đối.
Vì vậy, việc xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân đang trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với cá nhân hay doanh nghiệp muốn bảo vệ uy tín và thương hiệu của mình. Trong bài viết này, hãy cùng với DGM ASIA tìm hiểu về khái niệm khủng hoảng truyền thông cá nhân, các nguyên nhân gây ra nó, cũng như những cách xử lý và giải quyết vấn đề này nhé.
Menu
Khủng hoảng truyền thông cá nhân là gì?
Khủng hoảng truyền thông là tình huống khẩn cấp và đe dọa bất ngờ, vượt qua khả năng kiểm soát của chủ thể. Nó thường thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của một cá nhân hoặc công ty. Đây là một sự kiện lan truyền thông tin tiêu cực, gây tổn thất lớn cho chủ thể và các đối tượng liên quan. Ví dụ về khủng hoảng truyền thông có thể bao gồm việc phổ biến các hình ảnh xấu hổ của cá nhân hoặc doanh nghiệp trên mạng xã hội, các bài đăng “bóc phốt” nhân viên hoặc công ty, hoặc các ý kiến tiêu cực về công ty xuất hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, TikTok và Instagram.
Từ đó, có thể hiểu rằng, khủng hoảng truyền thông cá nhân là việc một cá nhân bị lan truyền những thông tin, hình ảnh tiêu cực trên báo chí, mạng xã hội… Gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và nhiều hệ lụy trực tiếp, gián tiếp khác.
Thời gian gần đây, chúng ta đang được chứng kiến nhiều sự kiện khủng hoảng truyền thông, nổi bật trong số đó có thể kể đến như sự việc của Yody – một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Việt Nam, theo đó, Yody đã cho đăng tải video và hình ảnh thiết kế bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một sai sót vô cùng nghiêm trọng, khiến cho Fanpage của Yody nhận phải rất nhiều bình luận tiêu cực của khách hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình cảnh của Yody trong mắt khách hàng. Tuy Yody đã đưa ra thông cáo báo chí xin lỗi khách hàng, nhưng vẫn không thể xoa dịu được tình hình. Nhiều bài đăng trên Fanpage của Yody đã nhận phải lượt phẫn nộ rất lớn. Tình hình nghiêm trọng đến mức Yody phải khóa luôn phần bình luận trên Fanpage của mình.
Ngoài sự cố của Yody, gần đây, “chiến thần review” Hà Linh, một TikToker đang hot, cũng đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng truyền thông cá nhân. Cụ thể, Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh một quán ăn dán biển cấm TikToker Võ Hà Linh, lý do là bởi vì nhiều người cho rằng các đánh giá của Hà Linh quá cá nhân và bản thân Hà Linh cũng không có đủ hiểu biết về những món ăn, hàng quán mà mình review, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các hàng quán này. Hà Linh đã phải đăng clip xin lỗi và tuyên bố dừng review hàng quán. Đây là một bài học đắt giá về cách phát ngôn và xây dựng nội dung trước công chúng.
Tầm quan trọng của việc xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân
Việc xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân là rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân của mỗi cá nhân. Nếu không xử lý khủng hoảng truyền thông một cách nhanh chóng và hiệu quả, các cá nhân và doanh nghiệp có thể phải chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Việc xử lý một khủng hoảng truyền thông cá nhân bao gồm các biện pháp để khắc phục tình trạng khủng hoảng và đảm bảo rằng các thông tin cá nhân sẽ không bị tiếp tục lộ ra. Các biện pháp này có thể bao gồm việc thông báo cho khách hàng, thay đổi mật khẩu, cập nhật phần mềm bảo mật và nâng cao ý thức về an toàn thông tin.
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook từng bước
Nguyên nhân gây khủng hoảng truyền thông cá nhân
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông cá nhân có thể là do việc phổ biến thông tin sai sự thật hoặc thông tin cá nhân nhạy cảm trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ví dụ như việc chia sẻ thông tin, hình ảnh riêng tư hay những hành động sai phạm của bản thân trên mạng xã hội có thể khiến cho cá nhân đó rơi vào khủng hoảng truyền thông. Ngoài ra, sự phát tán thông tin sai lệch hoặc bịa đặt cũng có thể gây ra khủng hoảng truyền thông cá nhân, khiến cho uy tín và danh tiếng của cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ, nguyên nhân gây ra khủng hoảng là gì
Hậu quả của khủng hoảng truyền thông cá nhân
Các hậu quả của khủng hoảng truyền thông cá nhân có thể được chia thành các loại như sau:
Hậu quả tâm lý
Khủng hoảng truyền thông cá nhân có thể gây ra các hậu quả tâm lý nghiêm trọng đối với cá nhân như:
Căng thẳng tinh thần
Việc bị phơi bày thông tin nhạy cảm hoặc bị chỉ trích, bôi nhọ trên mạng xã hội có thể làm cho cá nhân cảm thấy tổn thương và căng thẳng tinh thần. Khủng hoảng truyền thông cá nhân có thể gây ra stress nghiêm trọng cho cá nhân, đặc biệt là khi thông tin cá nhân của họ bị lộ ra ngoài một cách rộng rãi trên mạng xã hội, nếu không xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân một cách kịp thời, nó có thể sẽ để lại những hậu quả về tinh thần vô cùng nghiêm trọng.
Giảm sự tự tin
Các sự kiện khủng hoảng truyền thông cá nhân có thể làm giảm sự tự tin và lòng tin vào bản thân của cá nhân, khiến cho họ cảm thấy bị phản bội và thiếu sự hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân
Hậu quả xã hội
Nếu không xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân một cách kịp thời, nó cũng có thể gây ra các hậu quả xã hội nghiêm trọng như:
Mất uy tín
Khủng hoảng truyền thông cá nhân có thể làm giảm uy tín và danh tiếng của cá nhân, gây tổn hại đến hình ảnh của họ trên mạng xã hội và trong cộng đồng.
Mất công việc
Các thông tin nhạy cảm bị rò rỉ hoặc các bài viết tiêu cực có thể dẫn đến mất việc hoặc bị sa thải vì ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của công ty.
Tham khảo: Lưu ý khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên MXH
Hướng dẫn xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân
Có thái độ tích cực, trung thực, và phát ngôn cẩn trọng
Khi gặp khủng hoảng truyền thông, ta nên lên tiếng trên mạng xã hội, đưa ra thông cáo trước báo giới, trình bày rõ ràng vấn đề và đưa ra phương hướng giải quyết. Tuy nhiên, không nên sử dụng phát ngôn gây sốc để chống lại dư luận. Người “sống sót” qua khủng hoảng là những người tránh phát ngôn bồng bột, chuẩn bị kỹ lưỡng và rà soát khủng hoảng sau khi ổn định dư luận.
Đánh giá vấn đề
Trong giai đoạn này, cần giữ bình tĩnh và đánh giá các vấn đề dẫn đến khủng hoảng. Đặt ra các vấn đề để giải quyết, bao gồm xác minh nguồn gốc, quy mô khủng hoảng, giả định trường hợp, phương án đối phó, người chịu trách nhiệm và phản ứng của dư luận. Cần có kế hoạch chuẩn bị kỹ trước khi phản hồi công chúng
Phản hồi
Tốc độ phản hồi là quan trọng khi xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân. Người bị khủng hoảng truyền thông cần có phát ngôn chính thức để tránh những suy đoán tiêu cực và giảm thiểu ảnh hưởng đến danh tiếng. Đối thoại chân thành với báo giới và thừa nhận trách nhiệm sẽ nhận được sự cảm thông của dư luận. Sự im lặng và thụ động sẽ tạo ra thêm nhiều ý kiến tiêu cực và gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của cá nhân.
Nhờ cậy các cơ quan pháp luật để thoát khỏi khủng hoảng truyền thông
Trong một số trường hợp khác, khi khủng hoảng truyền thông xảy ra do hành động cố ý của các đối tượng xấu, cố tình theo dõi, quay lén để đòi tiền chuộc, chụp hình khi một cá nhân có những hành động vô ý nào đó. Lúc đó, chúng ta nên nhanh chóng nhờ vào sự bảo vệ của pháp luật, thuê hẳn một luật sư chuyên nghiệp và kinh nghiệm, và đội ngũ marketing quản lý, kiểm soát truyền thông.
Để hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, DGM ASIA xin được trích dẫn quy định của pháp luật như sau: Đối với các hành động vu khống, bịa đặt thông tin để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của một cá nhân, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Nếu đăng thông tin, hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người xúc phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Cùng với việc bị phạt tiền, người vi phạm còn phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
* Về trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để đánh giá mức độ hành vi xúc phạm có nghiêm trọng, có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự không. Nếu có, người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy tố về “Tội làm nhục người khác” theo Điều 155 hoặc “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. (Nguồn: Báo công an Thành phố Hồ Chí Minh)
Khi thông báo về việc nhờ vào pháp luật, nghĩa là chúng ta sẽ có cơ sở để chứng minh mình không sai, mình là người bị hại. Lúc đó, sẽ nhận được sự cảm thông của dư luận, pháp luật lúc này sẽ là công cụ hữu hiệu để đạt được niềm tin và sự ủng hộ từ cộng đồng, giúp cho việc xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Tham khảo, tư vấn các công ty tư vấn về truyền thông chuyên nghiệp
Khi một khủng hoảng truyền thông cá nhân xảy ra, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp và có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc để phục hồi. Do đó, nếu bạn đang cần phải xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn truyền thông chuyên nghiệp như DGM ASIA.
Bạn cần biết: Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho người mới
DGM ASIA là một công ty tư vấn truyền thông hàng đầu và chuyên nghiệp tại Việt Nam, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu về các chiến lược truyền thông hiệu quả. Công ty này có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các khủng hoảng truyền thông cho các doanh nghiệp và cá nhân, đem đến những giải pháp độc đáo và thực tiễn để bảo vệ uy tín và thương hiệu của khách hàng.
DGM ASIA sẽ đưa ra các phương án giải quyết khủng hoảng dựa trên từng trường hợp cụ thể, cung cấp các giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các chuyên gia của công ty cũng sẽ tư vấn cho khách hàng về cách quản lý và kiểm soát thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra trong tương lai. Hãy liên hệ ngay với DGM ASIA để được xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân nhé