Hướng dẫn viết content chuẩn SEO nâng cao

Sản xuất nội dung chuẩn SEO không chỉ là việc nhồi nhét từ khóa, mà là quá trình am hiểu sâu sắc về hành vi người dùng và các tiêu chí kỹ thuật của công cụ tìm kiếm. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra những nội dung có giá trị, dễ dàng tiếp cận với người dùng và được Google xếp hạng cao. Vậy, thế nào là content chuẩn SEO nâng cao? Cùng DGM Asia tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Menu

Content chuẩn SEO là gì?

Content chuẩn SEO nâng cao là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố “CHUẨN” về nội dung và “SEO” về mặt kỹ thuật, nhằm tạo ra một trang đích vừa phù hợp với người đọc, vừa tối ưu cho công cụ tìm kiếm.

  • CHUẨN: Là việc xây dựng nội dung đúng với Search Intent – ý định tìm kiếm thực sự của người dùng. Mỗi truy vấn trên Google đều phản ánh một nhu cầu cụ thể: tìm hiểu, so sánh, mua hàng… Một bài viết chuẩn cần nắm bắt và giải quyết đúng nhu cầu đó, mang lại giá trị thực tế và giữ chân người đọc.
  • SEO: Là việc đảm bảo nội dung được tối ưu hóa theo các tiêu chí kỹ thuật (Technical SEO) để Google dễ dàng đọc – hiểu – lập chỉ mục. Bao gồm: cấu trúc bài viết logic (Heading, đoạn, danh sách), tối ưu tốc độ tải trang, định dạng chuẩn của URL, thẻ meta, hình ảnh, internal link, v.v…

Thế nên, viết bài chuẩn SEO là quá trình sản xuất nội dung cho 1 trang đích SEO nhằm đáp ứng ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng. Bên cạnh đó thoả mãn các tiêu chí về kỹ thuật (technical) để Bot của các bộ máy tìm kiếm, điển hình là Google Search dễ dàng đọc hiểu nội dung trang đích một cách nhanh nhất. Từ đó rút ngắn quá trình lên TOP cũng như gia tăng thứ hạng từ khóa cho trang đích SEO.

Làm thế nào để sản xuất một nội dung CHUẨN SEO? – để tạo ra một nội dung chuẩn SEO hiệu quả, bạn cần phải trải qua quy trình 8 bước sau: 

  1. Xác định từ khoá
  2. Xác định Search Intent
  3. Lựa chọn Concept
  4. Lên khung bài viết (outline)
  5. Viết bài (chuẩn SEO & dễ đọc) (Phần này viết ngắn gọn vì e đã có 1 bài chi tiết rồi)
  6. Checklist E.E.A.T
  7. Đăng bài (chuẩn SEO & dễ đọc)
  8. Checklist Quảng bá nội dung

Hãy cùng DGMA bóc tách vấn đề chi tiết trong phần bài viết tiếp theo nhé! 

Cách viết nội dung CHUẨN SEO với 8+ bước

2.0. Từ khóa là đầu câu chuyện 

Từ khoá là đầu câu chuyện, là ngọn nguồn của mọi nội dung chúng ta sản xuất. Một trang đích (URL) sẽ SEO cho 1 danh sách từ khóa (gồm từ khóa chính và danh sách từ khóa phụ). Những từ khóa này được gộp và SEO cho 1 trang đích vì chúng cùng một Search Intent. 

Tuy nhiên để làm nội dung của bạn thực sự chất lượng, có chiều sâu và tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh đang On – TOP hiện tại, chúng ta cần quan tâm đến nhiều loại từ khóa khác nhau:

Các loại từ khóa nâng cao giúp tối ưu nội dung:

  •  Từ khoá đồng nghĩa, bổ nghĩa: Là những từ khóa có ý nghĩa tương tự hoặc bổ sung cho từ khóa chính. Việc sử dụng loại từ khóa này, giúp cho Google hiểu hơn về chủ đề màn bạn đang viết, đồng thời tránh lặp lại từ, làm cho nội dung của bạn tự nhiên và dễ đọc hơn. 

Ví dụ: Nếu từ khóa chính là “dịch vụ viết bài SEO”, thì từ khóa đồng nghĩa là “Viết content chuẩn SEO”, “sản xuất nội dung SEO”, và từ khóa bổ nghĩa “chuyên nghiệp”, “giá tốt”, “theo chuẩn Google” 

  •  Từ khoá vùng miền: Đây cũng được xem là từ khóa quan trọng cho các doanh nghiệp địa phương hoặc sản xuất nội dung nhắm đến mục tiêu của một khu vực cụ thể. 

Ví dụ: “Thuê xe sài gòn đi mũi né”, “build team inhouse tại TP.HCM” 

  •  Từ khoá ngữ nghĩa (LSI –  Latent Semantic Indexing Keywords): Đây là những từ khóa có liên quan về mặt ngữ nghĩa với từ khóa chính, ngay cả khi chúng không phải là từ đồng nghĩa trực tiếp. Google sử dụng LSI để hiểu bối cảnh và chủ đề tổng thể của bài viết, giúp nội dung của bạn trở nên toàn diện và chuyên sâu hơn.

Ví dụ: Với từ khóa “máy ảnh DSLR”, các từ khóa LSI có thể là “ống kính”, “khẩu độ”, “ISO”, “cảm biến”, “chụp ảnh chuyên nghiệp”.

  •  Từ khóa trend: Việc kết hợp yếu tố thời gian hoặc xu hướng vào từ khóa giúp nội dung của bạn trở nên cập nhật và liên quan đến những gì người dùng đang quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: “cách làm marketing online 2024”, “xu hướng SEO 2025”. 

  •  Từ khóa + Thương hiệu: Khi người dùng tìm kiếm thông tin về một thương hiệu cụ thể, việc tối ưu từ khóa kết hợp với tên thương hiệu giúp bạn hiển thị cho những truy vấn có ý định rất rõ ràng.

Ví dụ: “Thuê phòng ở Mũi Né Paradise Resort”, “DGMA hướng dẫn viết content chuẩn SEO” 

  •  Từ khoá + Chính hãng | Giá rẻ | Uy tín: Các từ khóa này phản ánh ý định tìm kiếm rất cụ thể của người dùng khi họ đang ở giai đoạn cuối của hành trình mua hàng.

Ví dụ: “Dịch vụ build team inhouse uy tín”, “đánh giá thuê phòng mũi né”

Để từ một từ khóa chính, chúng ta có thể tìm được tối đa từng loại từ khóa khác nhau, cụ thể như: 

  1. Sử dụng công cụ Keywords Planner
  2. Sử dụng công cụ Keywordstool.io
  3. Sử dụng công cụ Ahrefs
  4. Sử dụng Google suggest, gợi ý chân trang
  5. Sử dụng công cụ LSI Graph để tìm từ khoá ngữ nghĩa

Từ khoá chính và danh sách từ khóa phụ cùng Search Intent giúp chúng ta lên TOP và lấy tối đa traffic. Những từ khoá còn lại giúp cho bài viết có chiều sâu, làm cho nội dung bài viết khác biệt so với đối thủ đang onTOP hiện tại.

2.1. Search Intent – chìa khóa VÀNG để thấu hiểu người dùng

Chúng ta cần phải hiểu nôm na rằng Google đơn thuần là máy trả lời, mỗi lần người dùng gõ bất cứ truy vấn nào vào thanh Search của công cụ tìm kiếm, nghĩa là người dùng đang đặt một câu hỏi và mong muốn nhận về một câu trả lời đúng với ý định của họ.

Đối với người làm SEO hãy tự biến mình thành một trong những người trả lời khiến người dùng hài lòng, thỏa mãn tuyệt đối được ý định tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. 

Để làm được điều đó, chúng ta cần nắm vững 4 loại Search Intent (ý định tìm kiếm) phổ biến hiện nay:

  •  Tìm kiếm thông tin: Người dùng muốn tìm hiểu về một chủ đề, cách làm điều gì đó, hoặc thu thập kiến thức. 
  •  Điều hướng: Người dùng muốn truy cập một trang web hoặc địa điểm cụ thể 
  •  Giao dịch, mua hàng: Người dùng có ý định mua một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể 
  •  Tìm kiếm đánh giá, so sánh, review: Ở giai đoạn này, người dùng đang nghiên cứu trước khi mua hàng, muốn so sánh các lựa chọn hoặc đọc các bài đánh giá. 
(Cách giải mã Search Intern cùng DGM Asia)

Làm thế nào để “giải mã” Search Intent? 

Để tìm được ý định tìm kiếm chúng ta cần trả lời 3 câu hỏi sau:

Who: Ai đang tìm kiếm từ khóa này? 

Việc xác định đối tượng là bước đầu tiên để xác định hướng đi của nội dung. Bạn cần: 

  •  Xác định một số thông tin cơ bản: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích của người dùng. 
  •  Hiểu vấn đề của họ:  Từ đó xác định được giọng văn và những lưu ý khi trình bày bài viết. Bạn sẽ viết một cách chuyên nghiệp, thân thiện hay hài hước. 
  •  Hiểu được giai đoạn tiếp kiếm của người dùng: Người dùng đã biết những gì, chưa biết gì, từ đó chọn được nội dung người đọc MUỐN ĐỌC nhất khi vào bài, tránh lan man.
What: Người dùng cụ thể muốn gì khi tìm kiếm từ khóa này

Sau khi xác định là “ai” là người tìm, bạn cần phải đào sâu họ cần “cái gì” để thỏa mãn mong muốn của họ. 

  •  Họ cần tìm gì nhất: Nội dung quan trọng nhất (bắt buộc phải có) của bài viết là gì?. Khi lên dàn ý,  hãy ưu tiên nội dung này ở vị trí người dùng dễ đọc nhất và dễ tiếp cận nhất. 
  •  Họ có thể quan tâm thêm những gì?  Việc mở rộng nội dùng cho người dùng từ đó biết cách CTA/Educate về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình một cách tự nhiên trong bài viết. 
Why: Tại sao, động lực nào khiến người dùng tìm kiếm bằng từ khoá đó

Với câu hỏi “tại sao” sẽ giúp bạn chạm đến cảm xúc và động lực của người dùng: 

  •  Tìm ra những tính từ sẽ thu hút/kích thích người dùng đọc bài. Lời khuyên ở đây là nên đưa tính từ vào phần quan trọng như: tiêu đề bài viết, tiêu đề SEO, mô tả SEO, sapo, heading,…
  •  Nâng cao hơn cần phải suy nghĩ và tìm ra được “mong muốn thầm kín” của người dùng. Đằng sau đó là một nỗi lo, một khao khát, một vấn đề sâu xa hơn. Việc chạm đến “mong muốn thầm kín” này sẽ giúp nội dung của bạn thực sự tạo được sự kết nối và tác động mạnh mẽ.

Thử thách của Search Intent 

Mỗi lần bài viết mà không lên được TOP hãy quay về tự trách bản thân đã nghiên cứu Search Intent đúng chưa nhé.  Làm sao mà có thể hiểu hết được ý định tìm kiếm của người dùng, ngay cả bản thân mình còn không hiểu rõ thứ mình muốn là gì khi mình Search, bản thân mình nhiều khi còn không hiểu nổi bản thân mình cơ mà. Vậy nên cứ vui vẻ mà Stress trên hành trình này!

Hơn thế nữa: Search Intent của người dùng có thể thay đổi theo thời gian. Một từ khóa hôm nay có thể mang ý định tìm kiếm thông tin, nhưng tháng sau lại có thể trở thành từ khóa với ý định giao dịch do các xu hướng mới hoặc sự kiện đặc biệt. Vì vậy, việc liên tục theo dõi và cập nhật Search Intent là yếu tố sống còn để duy trì thứ hạng và hiệu quả SEO.

2.3. Concept dòng chảy NHẤT QUÁN & Xuyên suốt

Sau khi đã có trong tay danh sách từ khoá và Search Intent, gần như chúng ta đã biết phải triển khai nội dung như thế nào rồi. Tuy nhiên thứ khiến nội dung độc đáo, thú vị so với đối thủ đang On TOP đó lại là Concept bài viết. Lựa chọn Concept tốt giúp chúng ta dẫn dắt, định hướng và tạo ra một nội dung NHẤT QUÁN.

Concept bài viết không chỉ là một khuôn mẫu đơn thuần, mà là cách bạn tiếp cận và trình bày thông tin, mang đến giá trị cho người đọc. Một concept phù hợp sẽ tạo ra sự khác biệt, thu hút sự chú ý và giữa chân người dùng. 

Dưới đây là 13+ Concept phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay bạn có thể cân nhắc áp dụng: 

  1. TOPlist: Liệt kê các danh sách theo thứ tự (ví dụ: TOP 6 các từ khóa nâng cao giúp tối ưu nội dung). Concept này thường hấp dẫn vì cung cấp thông tin nhanh gọn, dễ tiêu thụ. 
  2. Đe dọa, bóc phốt: Tiếp cận vấn đề từ góc độ cảnh báo, vạch trần những điều tiêu cực hoặc sai lầm( ví dụ: Những sai lầm cần tránh khi học SEO). Concept này tạo tính tò mò và khẩn cấp.
  3. Đánh giá, review: Cung cấp cái nhìn chuyên sâu, khách quan về một sản phẩm/ dịch vụ, địa điểm hoặc trải nghiệm cụ thể. Concept này giúp người dùng ra quyết đinh (ví dụ:  Review thuê xe sài gòn đi mũi né). 
  4. Xếp hạng: Tương tự TOPlist nhưng thường mang tính phân tích, so sánh và sắp xếp thứ tự dựa trên các tiêu chí cụ thể (Ví dụ: Bảng xếp hạng đánh giá vị trí On – TOP trên Google)  
  5. So sánh: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai hoặc nhiều đối tượng, giúp người đọc đưa ra lựa chọn phù hợp (Ví dụ:Tại sao SEO text và SEO Map lại quan trọng với doanh nghiệp
  6. Hướng dẫn, cách làm: Cung cấp các bước thực hiện cụ thể để giải quyết một vấn đề hoặc đạt được một mục tiêu nào đó (ví dụ: cách viết chuẩn SEO cho người mới bắt đầu) 
  7. Hỏi đáp, phỏng vấn: Trình bày nội dung dưới dạng các câu hỏi thường gặp và câu trả lời, hoặc phỏng vấn chuyên gia để có cái nhìn sâu sắc (Ví dụ: Phỏng vấn CEO DGMA) 
  8. Xu hướng: Tập trung vào các thông tin mới nhất, dự đoán hoặc phân tích các thay đổi trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ: Xu hướng Marketing Online nổi bật 2025) 
  9. Chia sẻ: Nội dung mang tính cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm hoặc câu chuyện từ góc nhìn của người viết (ví dụ: kinh nghiệm thuê xe 7 chỗ sài gòn đi mũi né) 
  10. Kinh nghiệm: Tổng hợp các bài học, lời khuyên thực tế đúc kết từ quá trình trải nghiệm (ví dụ: kinh nghiệm thuê xe 7 chỗ sài gòn đi mũi né) 
  11. Bài học thực tế: Phân tích một trường hợp cụ thể hoặc một câu chuyện để rút ra những bài học có giá trị, có thể áp dụng (ví dụ: Case Study SEO: Từ khóa lên top trong 3 tháng) 
  12. Khách quan (forum, guest post, báo chí,…): Trình bày thông tin một cách trung lập, dựa trên dữ liệu, nghiên cứu hoặc trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy như diễn đàn, bài đăng của khách 
  13. Tổng hợp, mix các Concept với nhau  là một chiến lược có tính toán, dựa trên sự am hiểu về Search Intent và hành trình người dùng. 

2.4. Dàn ý: khung sườn quan trọng khiến dòng chảy trở nên LOGIC

Sau khi đã xác định được từ khóa và Search Intent, bước tiếp theo là không kém phần quan trọng là xây dựng dàn ý. Dàn ý chính là khung sườn, là bộ xương sống giúp chúng ta ghi chi tiết những nội dung chính, phụ, bonus ra, từ đó sắp xếp một cách khoa học, logic giúp người dùng dễ dàng đọc, hiểu, cảm được, thậm chí đẩy được cảm xúc của người đọc lên cao nhất.

Một dàn ý chặt chẽ không chỉ đảm bảo tính nhất quán của bài viết mà còn giúp quá trình viết diễn ra hiệu quả hơn, tránh lan man hay thiếu sót ý.

(Quy trình lên Outline Content)

Quy trình tìm kiếm nội dung để xây dựng dàn ý 

Để tìm được ra tất cả những nội dung chính, phụ chúng ta search lần lượt từ khóa chính và danh sách từ khóa phụ với quy trình như sau:

  1. Đọc các kết quả tối thiểu trang 1, tối đa 3 trang đầu tiên. Ghi chép lại những ý mà từng đối thủ triển khai sát với ý định tìm kiếm của người dùng
  2. Tổng hợp các ý chính được gợi ý từ Google Suggest đưa ra
  3. Tổng hợp các ý chính được Google đưa ra ở kết quả liên quan ở chân trang
  4. Mở rộng thêm các từ khóa bằng Keyword Planner
  5. Mở rộng thêm các từ khoá bằng Keywordtool.io
  6. Nếu Search Console đã có dữ liệu cho trang đích đó, thì có thể tìm thêm các từ khoá bằng công cụ này
  7. Sử dụng công cụ answerthepublic.com để….
  8. Sử dụng tính năng Keywords Explorer trong Ahrefs để xem từng URL ở trang 1 đang lên TOP với những từ khoá nào
  9. Hỏi thêm phần chuyên môn từ phía Khách hàng
  10. Kiến thức, kinh nghiệm bản thân về ngành nghề đó
  11. Xem tab hình ảnh trong Google Search để xem hình ảnh và title ảnh để tìm thêm Search intent
  12. Đặc biệt tham khảo các nền tảng video: Youtube, TikTok, Facebook Reel,..
  13. Phân tích TOP 10 bằng keywords tiếng Anh và trên Google.com
  14. Ghi chép lại chi tiết các nguồn uy tín mà mình đã tham khảo, đặc biệt là các trang của chính phủ, báo chí, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,… uy tín
  15. Thống kê lại tất cả hình ảnh chất lượng và phù hợp để có thể sử dụng khi viết và đăng bài

Checklist xây dựng dàn ý bài viết CHUẨN SEO

Từ tất cả các thông tin đầu vào đã thu thập, chúng ta sẽ sản xuất dàn ý bài viết theo checklist sau: 

  1. Tiêu đề: Không trùng lặp, chứa từ khoá chính, độ dài từ 65-70 ký tự, bao quát bài viết, nên chứa số, tính từ, ký tự đặc biệt,.. có tính xu hướng
  2. Heading: Heading lớn làm rõ, bổ nghĩa cho heading lớn (H2 làm rõ nghĩa cho H1, H3 làm rõ nghĩa cho H2,..). Viết Heading thú vị, hấp dẫn, chỉ ra lợi ích, tối thiểu 3 heading H2
  3. Nội dung chi tiết: đưa heading quan trọng lên đầu, nội dung các phần liên kết (logic) với nhau. Có nguồn tham khảo từng phần, lên cấu trúc 1 cách khác biệt so với đối thủ
  4. Trình bày: Đặt đúng định dạng Heading H1, H2, H3

Việc đầu tư thời gian và công sức vào việc xây dựng dàn ý chi tiết và khoa học sẽ là bước đệm vững chắc để bạn tạo ra một bài viết chuẩn SEO, có chất lượng cao, thu hút người đọc và được Google đánh giá tốt.

2.5. Viết bài đúng dàn ý và giúp người dùng và Google dễ dàng Scan

Bạn đã có trong tay một dàn ý chi tiết và khoa học. Và bạn hãy biến khung sườn thành một bài viết hoàn chỉnh, không chỉ chất lượng về nội dung mà còn phải tối ưu. Vậy làm sao để viết content chuẩn SEO để người dùng và Google dễ dàng quét (scan) và hiểu được.

Viết bài đúng dàn ý có nghĩa là bạn triển khai từng phần nội dung theo đúng cấu trúc Heading đã định, đảm bảo mọi ý chính, phụ được trình bày một cách logic và đầy đủ. 

(Checklist nội dung Content CHUẨN SEO trước khi xuất bản)

2.6. Checklist E.E.A.T – đảm bảo tính Chuyên gia, Thẩm Quyền, Độ tin cậy

Sau khi đã tạo ra một bài viết đáp ứng đúng Search Intent của người dùng, bước tiếp theo là xây dựng niềm tin và sự uy tín. Trong SEO, yếu tố này được Google đánh giá cao thông qua khái niệm E.E.A.T (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) – Kinh nghiệm, Chuyên môn, Thẩm quyền và Độ tin cậy. Khi người dùng cảm thấy nội dung này được viết bởi một chuyên gia, có thẩm quyền và đáng tin cậy, điều đó không chỉ giúp họ tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn mà còn tác động tích cực đến thứ hạng SEO của bạn.

Việc áp dụng checklist E.E.A.T cho mỗi bài viết giúp Google hiểu rằng trang web của bạn là một nguồn thông tin đáng giá, đặc biệt quan trọng đối với các chủ đề YMYL (Your Money Your Life – những chủ đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính, hạnh phúc của người dùng).

Chúng ta sẽ áp dụng checklist cho mỗi bài viết như sau:

  1. Tạo và gắn profile tác giả, cố vấn chuyên môn dưới chân bài viết
  2. Nội dung có mức độ trình bày chi tiết, có số liệu, độc quyền và gắn nguồn rõ ràng
  3. Tiêu đề không phóng đại, gây sốc, phóng đại
  4. Trong nội dung không cam kết những điều không làm được, như cam kết chữa khỏi 100%, …
  5. Không dùng banner điều hướng quá nhiều về dịch vụ sản phẩm
  6. Không dùng internal link đánh lừa người dùng đến trang bán hàng

2.7. Checklist Quảng bá nội dung đến người dùng sớm nhất

Nội dung chúng ta đã thực sự xuất sắc, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí technical và cả ý định tìm kiếm của người dùng. Để tự nhiên kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” thì Google vẫn có thể tìm ra và cho chúng ta lên TOP, chỉ có điều sẽ hơi lâu. Để rút ngắn quá trình lên TOP hơn nữa chúng ta phân phối, quảng bá để nội dung tiếp cận với nhiều người dùng sớm nhất, cụ thể chúng ta có thể làm các bước sau:

  1. Share ngày bài viết trên hệ thống Social Network mà chúng ta đang quản lý
  2. Internal link từ bài có traffic cùng chủ đề và khác chủ đề
  3. Gắn bài viết lên trang chủ, nơi đại diện cho doanh nghiệp và thường có nhiều traffic
  4. Chạy quảng cáo Google Ads, Facebooks Ads,…

Để hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng “liên kết” và “đòn bẩy” từ các nội dung và nền tảng khác, bạn có thể tham khảo video kinh điển về “Tòa nhà chọc trời” (Skyscraper Technique) của Brian Dean (Backlinko). Nó minh họa cách nội dung vượt trội cần được quảng bá và xây dựng backlink để đạt được vị trí dẫn đầu.

2.8. Checklist thống kê, đo lường chất lượng Content

Mọi sự phân tích, dự đoán, chỉn chu và tận tâm của chúng ta có thực sự phù hợp với nền tảng và có thực sự đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng như chúng ta nghĩ hay không. Mọi điều chúng ta muốn mang lại cho người dùng gần như vô nghĩa nếu từ khoá không được lên TOP, không mang lại traffic, xa hơn không mang lại chuyển đổi hoặc tác động tốt đến độ phủ thương hiệu của doanh nghiệp

Để đảm bảo nội dung của bạn thực sự hiệu quả và không ngừng cải thiện, việc thống kê và đo lường chất lượng content là bước không thể thiếu. Chúng ta cần quan tâm đến những chỉ số, con số phản ánh chân thực hiệu suất của nội dung.

Các chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng nội dung: 

  1. TOP danh sách từ khóa cho mỗi một trang đích, gồm: TOP 3,5,10,30 và 100
  2. Traffic mang lại từ việc lên TOP từ khoá
  3. CTR trung bình cho mỗi trang đích, CTR từng từ khóa trong mỗi trang đích
  4. Time Onsite đối với mỗi trang đích
  5. Tỷ lệ đọc và cuộn chuột đến cuối bài: 10%, 30%, 50%, 70% và 100%
  6. Biểu đồ nhiệt và video quay lại thao tác của người dùng cho biết người dùng thực sự thích đoạn nội dung nào trong cả 1 bài viết
  7. Tỷ lệ click vào các CTA chuyển đổi từ mỗi bài viết như: gọi điện, điền form, bình luận,…

Bên cạnh đó, hãy theo dõi thường xuyên và phân tích các chỉ số trên giúp bạn có cái nhìn toàn diện về hiệu suất của nội dung. Từ đó, bạn có thể đưa ra những điều chỉnh, tối ưu hóa kịp thời để không chỉ cải thiện thứ hạng SEO mà còn mang lại giá trị thực sự cho người dùng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

2.9. Điều gì tạo nên một nội dung ĐỘC NHẤT

Trong thế giới nội dung bão hòa hiện nay, việc tạo ra một nội dung độc nhất không chỉ là lợi thế mà còn là yếu tố sống còn để bạn nổi bật. Một nội dung độc nhất thông thường được xây dựng dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, hoặc các công trình nghiên cứu chuyên sâu từ một chuyên gia đích thực.

Hai hướng tiếp cận để tạo nội dung độc nhất

Chính vì vậy, nội dung độc nhất có 2 hướng: Người chia sẻ, reviewer & Chuyên Gia đây cũng chính là hành trình phát triển bản thân của bất kỳ ai trong lĩnh vực:

  •  Người chia sẻ, Reviewer (Reviewer/Storyteller): Đây là những người chia sẻ câu chuyện, trải nghiệm cá nhân, hoặc đưa ra các đánh giá, nhận định từ góc nhìn thực tế của họ. Họ có thể không phải là “chuyên gia” theo nghĩa truyền thống, nhưng kinh nghiệm và trải nghiệm của họ lại là nguồn giá trị lớn.
  •  Chuyên gia (Expert/Researcher): Là những cá nhân có kiến thức sâu rộng, đã thực hiện nghiên cứu, hoặc có thành tựu rõ ràng trong lĩnh vực của mình. Nội dung của họ thường mang tính học thuật, phân tích chuyên sâu và có tính xác thực cao.

Đặc biệt, với những người hướng nội – những người thường có xu hướng chờ đợi đến khi mình thực sự giỏi, đạt đến tầm chuyên gia mới bắt đầu đi chia sẻ về hành trình thành công của mình – đây là một điểm cần cân nhắc. Việc chờ đợi đến khi “thật giỏi” là tốt, nhưng đây không phải là con đường duy nhất.

Tối ưu quá trình “Biết – Làm – Kết – Tạo” 

Điều này là tốt nhưng đây không phải là con đường duy nhất. Trong quá trình chúng ta Biết (học hỏi kiến thức), Làm (thực hành, trải nghiệm), Kết (rút ra kết quả, bài học), và Tạo (sản xuất nội dung), chúng ta hoàn toàn có thể chọn vai trò của một người chia sẻ, người đưa ra góc nhìn, quan điểm, hoặc nhận định ngay cả khi chưa đạt đến mức “chuyên gia”.

Khi bạn chia sẻ những gì mình đang biết, đang làm, đang trải nghiệm – ngay cả khi đó là những bước đi đầu tiên – bạn sẽ nhận được những góp ý, phản hồi quý báu từ cộng đồng. Đâu đó, bạn sẽ được góp ý để đi đúng hướng và phát triển nhanh hơn rất nhiều so với việc tự mình làm, tự mình trải nghiệm, tự làm đau mình trong cô độc.

(Nội dung bài viết cần phải chạm đến cảm xúc của người đọc)

Tương lai của nội dung SEO: 5 yếu tố “Chạm” 

Trong tương lai gần, nội dung SEO không chỉ cần chuẩn kỹ thuật và đúng Search Intent. Để thực sự tạo được sự độc nhất và giữ chân người dùng, nội dung cần đảm bảo 5 yếu tố cốt lõi trong trang đích:

  1. Đúng: Nội dung phải chính xác, đáng tin cậy và giải quyết đúng vấn đề mà người dùng đang tìm kiếm.
  2. Cảm xúc: Nội dung cần chạm đến cảm xúc của người đọc, tạo sự đồng cảm, kết nối hoặc khơi gợi động lực hành động.
  3. Giải trí: Kết hợp yếu tố giải trí một cách tinh tế để làm cho nội dung bớt khô khan, dễ tiếp nhận hơn, đặc biệt với các chủ đề phức tạp.
  4. Kể chuyện: Kể những câu chuyện (storytelling) có liên quan để minh họa, truyền tải thông điệp một cách sống động và dễ nhớ.
  5. Educate (Giáo dục): Cung cấp kiến thức, thông tin hữu ích giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề, mở rộng tầm nhìn hoặc học được điều gì đó mới mẻ.

Bằng cách kết hợp những yếu tố này, bạn sẽ tạo ra một nội dung không chỉ được Google đánh giá cao về tính độc nhất và E.E.A.T, mà còn thực sự ghi dấu ấn trong lòng người đọc.

(Đạo lý của người sản xuất nội dung)

2.10. Đạo lý của người sản xuất nội dung

Sau cùng, vượt lên trên mọi kỹ thuật, chiến lược hay con số, điều làm nên giá trị cốt lõi và bền vững cho một người sản xuất nội dung chính là đạo lý trong từng câu chữ.

Hãy là một người sản xuất nội dung có trách nhiệm. Trách nhiệm không chỉ với Google hay khách hàng, mà trên hết là với chính người đọc và với chính lương tâm nghề nghiệp của bạn.

Viết một bài viết có giá trị mãi theo thời gian, không bị lỗi thời quá nhanh. Thay vì chạy theo xu hướng nhất thời, hãy tập trung vào việc cung cấp những kiến thức nền tảng, những giá trị cốt lõi có thể ứng dụng lâu dài.

Hãy viết một bài viết mà bạn tự hào muốn khoe với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Đó là minh chứng cho sự tâm huyết, chất lượng và sự tử tế trong công việc của bạn.

Hãy luôn luôn nhớ rằng: Viết bài có Tâm, ắt sẽ nâng tầm bài viết. Khi bạn đặt cái tâm vào từng câu chữ, sự chân thành và giá trị thực sự sẽ tự khắc tỏa sáng, chạm đến người đọc và được công cụ tìm kiếm đánh giá xứng đáng.

Hy vọng với chủ đề về cách viết content chuẩn SEO nâng cao sẽ là những thông tin hữu ích. Nếu gặp khó khăn trong lĩnh vực này, hãy cân nhắc lựa chọn DGM Asia đồng hành cùng bạn. Chúng tôi cam kết giải quyết hết những vấn đề trong lĩnh vực SEO Marketing và giúp doanh nghiệp của bạn vững bước vươn xa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093 830 7010